Bài Viết Về Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng Của Thủ Tướng Phạm Minh Chính

Bài Viết Về Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng Của Thủ Tướng Phạm Minh Chính

LTS: Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút ngày 19/7/2024. VietNamNet xin trân trọng đăng tải bài viết của tác giả Lưu Mai Anh, ĐH Quốc gia Hà Nội về Tổng Bí thư. Bài viết được đăng trong cuốn “Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng với tình cảm của nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế” và cuốn “Người Văn – Nghĩ và Sống” nhân kỷ niệm 50 năm tựu trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, lớp Văn khóa VIII (1963 – 1967).

LTS: Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút ngày 19/7/2024. VietNamNet xin trân trọng đăng tải bài viết của tác giả Lưu Mai Anh, ĐH Quốc gia Hà Nội về Tổng Bí thư. Bài viết được đăng trong cuốn “Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng với tình cảm của nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế” và cuốn “Người Văn – Nghĩ và Sống” nhân kỷ niệm 50 năm tựu trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, lớp Văn khóa VIII (1963 – 1967).

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith. Ảnh: VGP

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chúc mừng Lào đảm nhiệm thành công cương vị Chủ tịch ASEAN 2024 và Đại hội đồng liên Nghị viện các nước Đông Nam Á (AIPA) lần thứ 45; khẳng định thành công của các sự kiện này đã khẳng định Lào là thành viên có trách nhiệm và có tiếng nói ngày càng quan trọng trong cộng đồng quốc tế, đóng góp vào hòa bình, hợp tác và thịnh vượng của khu vực và trên thế giới.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục sát cánh, hỗ trợ Lào cao nhất trong điều kiện có thể để giúp Lào vượt qua các thách thức, khó khăn hiện nay.

Về phần mình, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith một lần nữa gửi lời chúc mừng nhiệt liệt tới Chủ tịch nước Lương Cường; bày tỏ mong muốn được sớm đón Chủ tịch nước Lương Cường sang thăm cấp Nhà nước tới Lào.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith cũng bày tỏ chân thành cảm ơn sự giúp đỡ chí nghĩa, chí tình và toàn diện của Việt Nam dành cho Lào trong quá trình đảm nhiệm trọng trách Chủ tịch ASEAN 2024; khẳng định Đảng, Chính phủ và nhân dân Lào luôn trân trọng và ghi nhớ sự hỗ trợ vô tư, trong sáng của Việt Nam dành cho Lào trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây cũng như phát triển đất nước ngày nay.

Hai Nhà lãnh đạo thông báo cho nhau về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước; bày tỏ vui mừng chứng kiến sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các bộ, ngành, địa phương hai nước nhằm triển khai các kết quả của Cuộc gặp giữa hai Bộ Chính trị Việt Nam - Lào (tháng 9-2024) cũng như những thỏa thuận, cam kết hợp tác đã được Lãnh đạo cấp cao hai nước thống nhất.

Về phương hướng hợp tác trong thời gian tới, hai Nhà lãnh đạo nhất trí sẽ sớm chỉ đạo các cơ quan liên quan của hai nước đẩy mạnh triển khai các dự án lớn về kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào, cũng như kết nối ba nền kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia; mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực an ninh quốc phòng, kinh tế, thương mại.

Hai Nhà lãnh đạo một lần nữa khẳng định tiếp tục củng cố tình đoàn kết, gắn bó Việt Nam - Lào - Campuchia; nhất trí hợp tác chặt chẽ hơn nữa để lan tỏa tình đoàn kết giữa ba dân tộc, ba Đảng, ba nước; khẳng định luôn coi trọng và dành ưu tiên cao nhất cho mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, coi đây là tài sản vô giá, ưu tiên hàng đầu và là yếu tố sống còn đối với sự nghiệp cách mạng của hai nước, cần gìn giữ và truyền lại cho thế hệ mai sau.

*Mời bạn đọc vào chuyên mục Chính trị xem các tin, bài liên quan.

Tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về văn hóa: Từ tư tưởng, lý luận đến hành động

Sự ra đời tác phẩm "Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một sự kiện văn hóa đặc biệt trong một giai đoạn đặc biệt của đất nước.

Tác phẩm đó thể hiện một tư tưởng, một tình yêu dân tộc và sứ mệnh của người đứng đầu đất nước với sự tồn vong và phát triển của dân tộc, với hạnh phúc của nhân dân. Với cách nhìn của cá nhân mình, tôi xin bày tỏ một số điều sau khi đọc tác phẩm này trong một thời đại cũng như trong một thế giới mà tôi đang được sống, được chứng kiến như sau:

1. Ngày 24 tháng 11 năm 2021, Hội nghị văn hoá toàn quốc được tổ chức dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Hội nghị diễn ra trong một thời đại mà trong và ngoài nước có quá nhiều biến động và thay đổi. Việt Nam đã và đang có những phát triển hơn bao giờ hết trong nhiều lĩnh vực; chính trị, văn hóa, ngoại giao, kinh tế, giáo dục và tạo được một vị thế công bằng và quan trọng trên thế giới. Nhưng hiện thực cũng cho thấy hay có thể gọi là được ‘’cảnh báo’’ về một hiện trạng trong lẽ sống và lối sống của con người Việt Nam. Không ít những vẻ đẹp của con người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam đã và đang bị chủ nghĩa thực dụng tấn công và đe dọa. Có lẽ vì điều ấy mà Hội nghị văn hóa toàn quốc được tổ chức sau 75 năm kể từ Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 1946. Cũng vì lý do đó mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đọc một diễn văn vô cùng quan trọng về sứ mệnh của văn hoá đối với sự tồn vong và phát triển của dân tộc. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: "Văn hoá là hồn cốt của dân tộc. Văn hoá còn thì dân tộc còn".

Chúng ta đều nhớ, vào ngày 24 tháng 11 năm 1946, Hội nghị văn hoá toàn quốc lần thứ nhất được khai mạc trọng thể tại Nhà hát Lớn thành phố Hà Nội. Tại Hội nghị này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gọi ra một chân lý: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”.  Và 75 năm sau, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tái khẳng định chân lý về sứ mệnh của văn hoá của Chủ tịch Hồ Chí Minh và mở rộng chiều kích của văn hoá trong một thời đại mới với quá nhiều thách thức đối với sự tồn vong và phát triển của Đảng và của đất nước.

2. Trong cuốn sách quan trọng này, các bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dựng lên một hệ thống lý luận đầy tính khoa học có tính nền tảng về văn hoá và dân tộc, về truyền thống và hiện đại, về phẩm giá con người và lý tưởng. Từ đó đã làm hiện lên tư tưởng của Tổng Bí thư về văn hoá một cách thực tiễn nhất, khoa học nhất và nhân văn nhất. Khẳng định về văn hoá là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định mục đích sống, giá trị sống và nhân cách sống của một con người cũng như của một dân tộc. Tổng Bí thư khẳng định khi một con người sống phi văn hoá là một con người có những hành động "ti tiện, đớn hèn, phi pháp và bỉ ổi". Khi nói đến điều đó với những từ ngữ như vậy, chúng ta nhận ra nỗi đau đớn, sự nổi giận của lương tri của người đứng đầu đất nước trước những hành động phi văn hoá, phản văn hoá trong xã hội, đặc biệt trong hệ thống chính trị. Tổng Bí thư cũng nhận ra kẻ thù của dân tộc được đội lốt đạo đức. Tổng Bí thư từng nói: "Đừng thấy đỏ mà tưởng chín", "Chân mình thì lấm bê bê/ Lại cầm bó đuốc đi rê chân người". Đấy là một lối sống giả dối và suy đồi. Đối với một Đảng cầm quyền, những đảng viên có lối sống như vậy chính là những vết hoại tử trong hệ thống chính trị, có nguy cơ tới sự tồn vong của Đảng. Và đối với một đất nước, những con người có lối sống như vậy chính là những ổ dịch bệnh sẽ giết chết nhân tính của một dân tộc.

Rất nhiều người Việt Nam còn nhớ tới một hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với sự chia sẻ sâu sắc, niềm cảm thông lớn lao và lòng kính trọng với người đứng đầu đất nước. Đó là hình ảnh Tổng Bí thư đã phải rơi nước mắt trong một hội nghị của Ban chấp hành Trung ương Đảng. Cho dù chỉ là trong một giai đoạn ngắn ngủi nào đó, chân chính không thắng được bất chính, sự dâng hiến cho con người, cho dân tộc không thắng được sự ích kỷ và lòng tham vô độ. Đấy cũng là một trong những lý do mà Tổng Bí thư đã tiến hành công cuộc chống tham nhũng trong những năm vừa qua. Và lớn hơn, Tổng Bí thư thấu hiểu một cách sâu sắc nhất sứ mệnh của văn hoá đối với một dân tộc. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: "Hạnh phúc của con người không phải chỉ ở chỗ nhiều tiền, lắm của, ăn ngon, mặc đẹp, mà còn ở sự phong phú về tâm hồn, được sống giữa tình thương và lòng nhân ái, lẽ phải và công bằng". Khi con người sống với một tâm hồn phong phú, sống có tình thương, có lòng nhân ái, sống vì lẽ phải và sự công bằng thì con người biết sống vì người khác, vì dân tộc, có lòng tự trọng để vượt qua nhũng cám dỗ thấp hèn. Thực tế không ít các cán bộ đảng viên có chức quyền đã gục ngã trước những cám dỗ của đồng tiền. Trong cách nhìn của cá nhân tôi, những đảng viên đó gục gã trước những cám dỗ vật chất không phải do các quy định, do sự giám sát trong hệ thống chính trị mà cụ thể là trong tổ chức Đảng ở các cấp lỏng lẻo mà bởi văn hoá đã không lọt được vào bên trong con người họ. Những vẻ đẹp tràn ngập nhân tính của văn hóa không trở thành khí thở của họ ngày ngày.

Thực tế minh chứng một điều là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thực thi sứ mệnh trên cương vị của một người đứng đầu đất nước trong việc bảo vệ sự tồn vong và phát triển đất nước bằng hai con đường song song: luật pháp và văn hoá. Luật pháp là sự nghiêm minh và văn minh của một nhà nước, của một quốc gia, còn văn hoá là tâm hồn và đức hạnh của một dân tộc. Cuộc đấu tranh chống tham nhũng do Tổng Bí thư đứng đầu là thể hiện sự nghiêm minh của một Nhà nước, và lối sống văn minh của một quốc gia, và công cuộc chấn hưng văn hoá là việc xây dựng nhân cách và tư cách của dân tộc.

3. Tác phẩm về văn hóa của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được mang tên: "Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc". Đây là tư tưởng lớn xuyên suốt tác phẩm. Ngay từ đề cương về văn hóa năm 1943 của Đảng, ba mục tiêu cơ bản và quan trọng nhất là: dân tộc hoá, đại chúng hoá và khoa học hoá đã trở thành tư tưởng của Đảng về văn hoá. Văn hoá không phải là sự bất động, văn hoá chính là sự chuyển động không ngừng để hoàn thiện những vẻ đẹp của nó qua thời gian, đồng thời mở ra để tiếp nhận những giá trị mới của mỗi thời đại làm phong phú cho nền văn hoá ấy. Tác phẩm về văn hóa Việt Nam của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã mở ra nhiều vẻ đẹp, nhiều cấp độ và nhiều kía cạnh mới mẻ và sâu sắc mang tính tư tưởng về văn hóa trong thời đại mới của dân tộc và thế giới.

Lịch sử thế giới cho thấy có những quốc gia bị đánh mất lãnh thổ địa lý và bị xâm chiếm. Nhưng lãnh thổ văn hoá vẫn còn. Lãnh thổ văn hoá nằm trong tâm hồn và nhân cách của mỗi con người thuộc về nền văn hoá ấy. Khi lãnh thổ văn hoá còn thì lãnh thổ địa lý sẽ được phục dựng trong một lúc nào đó. Lịch sử Việt Nam là một minh chứng hùng hồn cho điều này. Việt Nam bị phong kiến Trung Quốc đô hộ gần 1.000 năm, thực dân Pháp đô hộ gần 100 năm, chiến tranh với người Mỹ gần 20 năm. Nhưng trong suốt những năm tháng dưới ách đô hộ của ngoại bang, văn hóa Việt Nam không bị đồng hóa. Ngược lại, văn hóa Việt Nam đã làm ra sức mạnh Việt Nam để giành lại độc lập, tự do cho dân tộc mình. Khi bản sắc dân tộc mất thì văn hoá dân tộc mất. Nhưng nếu nền văn hoá dân tộc không có khả năng tiếp nhận những giá trị tinh thần mới của thời đại và thế giới thì nền văn hoá ấy sẽ tách rời khỏi đời sống và nó chỉ còn là một sự bất động. Nó không có khả năng đồng hành và lan toả trong đời sống con người. Nó chỉ là một ký ức và dần dần bị lãng quên trong đời sống. Bởi thế dân tộc hoá và khoa học hoá (sự tiến bộ và văn minh) là những yếu tố sống còn của bất cứ nền văn hoá nào. Và đại chúng hoá là tính ưu việt cao nhất trong sự phát triển của một nền văn hoá. Nghĩa là những giá trị văn hoá phải làm cho mọi người dân được thụ hưởng và trở thành những con người trong vẻ đẹp của nền văn hóa ấy.

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đặt văn hoá lên một tầm cao mới. Tất cả những vấn đề mang tính tư tưởng và chiến lược đã được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm sáng tỏ hơn bao giờ hết trong tác phẩm của mình. Tổng Bí thư đi từ những vấn đề mang tính vi mô đến những vấn đề vĩ mô và ngược lại trong hệ thống lý luận và tư tưởng của mình về văn hoá trong một thời đại mới. Tư tưởng về văn hoá phải được nghị quyết hoá. Nghị quyết là đường lối, là chiến lược nhưng phải được hành động hoá ở mọi lĩnh vực liên quan đến văn hoá và trong đời sống hàng ngày. Chính vậy mà phần 2 của tác phẩm được Tổng Bí thư đề cập đến những vấn đề vi mô một cách vô cùng tinh tế, sâu sắc, đầy trải nghiệm và có sức lan tỏa lớn. Đó là những bài phát biểu trong Hội nghị những người viết văn trẻ toàn quốc, trong lễ kỷ niệm 75 năm thành lập Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam, trong thư gửi báo Văn nghệ Hội nhà văn Việt Nam, trong dịp kỷ niệm thành lập Viện Văn học, trong lễ phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ, trong buổi tiếp các đại biểu dự Đại hội gia đình hiếu học, dòng họ khuyến học, tại Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ, tại Trường Đại học Văn hoá, trong thư gửi Tạp chí nghiên cứu văn học... Tư tưởng của Tổng Bí thư ở đây là văn hoá phải được lan toả và trở thành hành động cụ thể, thiết thực trong mọi ngóc ngách của đời sống. Chỉ như thế văn hoá mới thực thi một cách có sức mạnh nhất sứ mệnh của mình. Văn hoá phải hiển hiện trong tư duy, trong cảm xúc và trong hành động của từng con người, từng bộ phận và cả dân tộc ở mọi nơi mọi lúc.

Chưa bao giờ đất nước Việt Nam cần công cuộc chấn hưng văn hóa như bây giờ. Bởi chỉ có văn hóa mới làm ra tâm hồn, làm ra lý tưởng sống và giá trị sống cho con người và cho dân tộc. Chính vì thế, sự ra đời tác phẩm "Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là vô cùng cần thiết, vô cùng quan trọng và thực sự cấp bách đối với sự tồn vong và phát triển của dân tộc trong thời đại này. Đấy là con đường duy nhất để dân tộc Việt Nam giữ được độc lập, tự do của mình, để dân tộc Việt Nam làm ra những giá trị cho nhân loại, để con người Việt Nam sống có giấc mơ làm người chân chính và luôn hành động cho giấc mơ kỳ vĩ đó, để đất nước Việt Nam có quyền kiêu hãnh trước mọi quốc gia. Đấy chính là đích mà mỗi người dân và toàn dân tộc Việt Nam bước tới./.

Đăng lúc: 23/07/2024 09:57:46 (GMT+7)

Sự ra đời tác phẩm "Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một sự kiện văn hóa đặc biệt trong một giai đoạn đặc biệt của đất nước.

Tác phẩm đó thể hiện một tư tưởng, một tình yêu dân tộc và sứ mệnh của người đứng đầu đất nước với sự tồn vong và phát triển của dân tộc, với hạnh phúc của nhân dân. Với cách nhìn của cá nhân mình, tôi xin bày tỏ một số điều sau khi đọc tác phẩm này trong một thời đại cũng như trong một thế giới mà tôi đang được sống, được chứng kiến như sau:

1. Ngày 24 tháng 11 năm 2021, Hội nghị văn hoá toàn quốc được tổ chức dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Hội nghị diễn ra trong một thời đại mà trong và ngoài nước có quá nhiều biến động và thay đổi. Việt Nam đã và đang có những phát triển hơn bao giờ hết trong nhiều lĩnh vực; chính trị, văn hóa, ngoại giao, kinh tế, giáo dục và tạo được một vị thế công bằng và quan trọng trên thế giới. Nhưng hiện thực cũng cho thấy hay có thể gọi là được ‘’cảnh báo’’ về một hiện trạng trong lẽ sống và lối sống của con người Việt Nam. Không ít những vẻ đẹp của con người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam đã và đang bị chủ nghĩa thực dụng tấn công và đe dọa. Có lẽ vì điều ấy mà Hội nghị văn hóa toàn quốc được tổ chức sau 75 năm kể từ Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 1946. Cũng vì lý do đó mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đọc một diễn văn vô cùng quan trọng về sứ mệnh của văn hoá đối với sự tồn vong và phát triển của dân tộc. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: "Văn hoá là hồn cốt của dân tộc. Văn hoá còn thì dân tộc còn".

Chúng ta đều nhớ, vào ngày 24 tháng 11 năm 1946, Hội nghị văn hoá toàn quốc lần thứ nhất được khai mạc trọng thể tại Nhà hát Lớn thành phố Hà Nội. Tại Hội nghị này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gọi ra một chân lý: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”.  Và 75 năm sau, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tái khẳng định chân lý về sứ mệnh của văn hoá của Chủ tịch Hồ Chí Minh và mở rộng chiều kích của văn hoá trong một thời đại mới với quá nhiều thách thức đối với sự tồn vong và phát triển của Đảng và của đất nước.

2. Trong cuốn sách quan trọng này, các bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dựng lên một hệ thống lý luận đầy tính khoa học có tính nền tảng về văn hoá và dân tộc, về truyền thống và hiện đại, về phẩm giá con người và lý tưởng. Từ đó đã làm hiện lên tư tưởng của Tổng Bí thư về văn hoá một cách thực tiễn nhất, khoa học nhất và nhân văn nhất. Khẳng định về văn hoá là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định mục đích sống, giá trị sống và nhân cách sống của một con người cũng như của một dân tộc. Tổng Bí thư khẳng định khi một con người sống phi văn hoá là một con người có những hành động "ti tiện, đớn hèn, phi pháp và bỉ ổi". Khi nói đến điều đó với những từ ngữ như vậy, chúng ta nhận ra nỗi đau đớn, sự nổi giận của lương tri của người đứng đầu đất nước trước những hành động phi văn hoá, phản văn hoá trong xã hội, đặc biệt trong hệ thống chính trị. Tổng Bí thư cũng nhận ra kẻ thù của dân tộc được đội lốt đạo đức. Tổng Bí thư từng nói: "Đừng thấy đỏ mà tưởng chín", "Chân mình thì lấm bê bê/ Lại cầm bó đuốc đi rê chân người". Đấy là một lối sống giả dối và suy đồi. Đối với một Đảng cầm quyền, những đảng viên có lối sống như vậy chính là những vết hoại tử trong hệ thống chính trị, có nguy cơ tới sự tồn vong của Đảng. Và đối với một đất nước, những con người có lối sống như vậy chính là những ổ dịch bệnh sẽ giết chết nhân tính của một dân tộc.

Rất nhiều người Việt Nam còn nhớ tới một hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với sự chia sẻ sâu sắc, niềm cảm thông lớn lao và lòng kính trọng với người đứng đầu đất nước. Đó là hình ảnh Tổng Bí thư đã phải rơi nước mắt trong một hội nghị của Ban chấp hành Trung ương Đảng. Cho dù chỉ là trong một giai đoạn ngắn ngủi nào đó, chân chính không thắng được bất chính, sự dâng hiến cho con người, cho dân tộc không thắng được sự ích kỷ và lòng tham vô độ. Đấy cũng là một trong những lý do mà Tổng Bí thư đã tiến hành công cuộc chống tham nhũng trong những năm vừa qua. Và lớn hơn, Tổng Bí thư thấu hiểu một cách sâu sắc nhất sứ mệnh của văn hoá đối với một dân tộc. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: "Hạnh phúc của con người không phải chỉ ở chỗ nhiều tiền, lắm của, ăn ngon, mặc đẹp, mà còn ở sự phong phú về tâm hồn, được sống giữa tình thương và lòng nhân ái, lẽ phải và công bằng". Khi con người sống với một tâm hồn phong phú, sống có tình thương, có lòng nhân ái, sống vì lẽ phải và sự công bằng thì con người biết sống vì người khác, vì dân tộc, có lòng tự trọng để vượt qua nhũng cám dỗ thấp hèn. Thực tế không ít các cán bộ đảng viên có chức quyền đã gục ngã trước những cám dỗ của đồng tiền. Trong cách nhìn của cá nhân tôi, những đảng viên đó gục gã trước những cám dỗ vật chất không phải do các quy định, do sự giám sát trong hệ thống chính trị mà cụ thể là trong tổ chức Đảng ở các cấp lỏng lẻo mà bởi văn hoá đã không lọt được vào bên trong con người họ. Những vẻ đẹp tràn ngập nhân tính của văn hóa không trở thành khí thở của họ ngày ngày.

Thực tế minh chứng một điều là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thực thi sứ mệnh trên cương vị của một người đứng đầu đất nước trong việc bảo vệ sự tồn vong và phát triển đất nước bằng hai con đường song song: luật pháp và văn hoá. Luật pháp là sự nghiêm minh và văn minh của một nhà nước, của một quốc gia, còn văn hoá là tâm hồn và đức hạnh của một dân tộc. Cuộc đấu tranh chống tham nhũng do Tổng Bí thư đứng đầu là thể hiện sự nghiêm minh của một Nhà nước, và lối sống văn minh của một quốc gia, và công cuộc chấn hưng văn hoá là việc xây dựng nhân cách và tư cách của dân tộc.

3. Tác phẩm về văn hóa của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được mang tên: "Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc". Đây là tư tưởng lớn xuyên suốt tác phẩm. Ngay từ đề cương về văn hóa năm 1943 của Đảng, ba mục tiêu cơ bản và quan trọng nhất là: dân tộc hoá, đại chúng hoá và khoa học hoá đã trở thành tư tưởng của Đảng về văn hoá. Văn hoá không phải là sự bất động, văn hoá chính là sự chuyển động không ngừng để hoàn thiện những vẻ đẹp của nó qua thời gian, đồng thời mở ra để tiếp nhận những giá trị mới của mỗi thời đại làm phong phú cho nền văn hoá ấy. Tác phẩm về văn hóa Việt Nam của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã mở ra nhiều vẻ đẹp, nhiều cấp độ và nhiều kía cạnh mới mẻ và sâu sắc mang tính tư tưởng về văn hóa trong thời đại mới của dân tộc và thế giới.

Lịch sử thế giới cho thấy có những quốc gia bị đánh mất lãnh thổ địa lý và bị xâm chiếm. Nhưng lãnh thổ văn hoá vẫn còn. Lãnh thổ văn hoá nằm trong tâm hồn và nhân cách của mỗi con người thuộc về nền văn hoá ấy. Khi lãnh thổ văn hoá còn thì lãnh thổ địa lý sẽ được phục dựng trong một lúc nào đó. Lịch sử Việt Nam là một minh chứng hùng hồn cho điều này. Việt Nam bị phong kiến Trung Quốc đô hộ gần 1.000 năm, thực dân Pháp đô hộ gần 100 năm, chiến tranh với người Mỹ gần 20 năm. Nhưng trong suốt những năm tháng dưới ách đô hộ của ngoại bang, văn hóa Việt Nam không bị đồng hóa. Ngược lại, văn hóa Việt Nam đã làm ra sức mạnh Việt Nam để giành lại độc lập, tự do cho dân tộc mình. Khi bản sắc dân tộc mất thì văn hoá dân tộc mất. Nhưng nếu nền văn hoá dân tộc không có khả năng tiếp nhận những giá trị tinh thần mới của thời đại và thế giới thì nền văn hoá ấy sẽ tách rời khỏi đời sống và nó chỉ còn là một sự bất động. Nó không có khả năng đồng hành và lan toả trong đời sống con người. Nó chỉ là một ký ức và dần dần bị lãng quên trong đời sống. Bởi thế dân tộc hoá và khoa học hoá (sự tiến bộ và văn minh) là những yếu tố sống còn của bất cứ nền văn hoá nào. Và đại chúng hoá là tính ưu việt cao nhất trong sự phát triển của một nền văn hoá. Nghĩa là những giá trị văn hoá phải làm cho mọi người dân được thụ hưởng và trở thành những con người trong vẻ đẹp của nền văn hóa ấy.

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đặt văn hoá lên một tầm cao mới. Tất cả những vấn đề mang tính tư tưởng và chiến lược đã được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm sáng tỏ hơn bao giờ hết trong tác phẩm của mình. Tổng Bí thư đi từ những vấn đề mang tính vi mô đến những vấn đề vĩ mô và ngược lại trong hệ thống lý luận và tư tưởng của mình về văn hoá trong một thời đại mới. Tư tưởng về văn hoá phải được nghị quyết hoá. Nghị quyết là đường lối, là chiến lược nhưng phải được hành động hoá ở mọi lĩnh vực liên quan đến văn hoá và trong đời sống hàng ngày. Chính vậy mà phần 2 của tác phẩm được Tổng Bí thư đề cập đến những vấn đề vi mô một cách vô cùng tinh tế, sâu sắc, đầy trải nghiệm và có sức lan tỏa lớn. Đó là những bài phát biểu trong Hội nghị những người viết văn trẻ toàn quốc, trong lễ kỷ niệm 75 năm thành lập Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam, trong thư gửi báo Văn nghệ Hội nhà văn Việt Nam, trong dịp kỷ niệm thành lập Viện Văn học, trong lễ phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ, trong buổi tiếp các đại biểu dự Đại hội gia đình hiếu học, dòng họ khuyến học, tại Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ, tại Trường Đại học Văn hoá, trong thư gửi Tạp chí nghiên cứu văn học... Tư tưởng của Tổng Bí thư ở đây là văn hoá phải được lan toả và trở thành hành động cụ thể, thiết thực trong mọi ngóc ngách của đời sống. Chỉ như thế văn hoá mới thực thi một cách có sức mạnh nhất sứ mệnh của mình. Văn hoá phải hiển hiện trong tư duy, trong cảm xúc và trong hành động của từng con người, từng bộ phận và cả dân tộc ở mọi nơi mọi lúc.

Chưa bao giờ đất nước Việt Nam cần công cuộc chấn hưng văn hóa như bây giờ. Bởi chỉ có văn hóa mới làm ra tâm hồn, làm ra lý tưởng sống và giá trị sống cho con người và cho dân tộc. Chính vì thế, sự ra đời tác phẩm "Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là vô cùng cần thiết, vô cùng quan trọng và thực sự cấp bách đối với sự tồn vong và phát triển của dân tộc trong thời đại này. Đấy là con đường duy nhất để dân tộc Việt Nam giữ được độc lập, tự do của mình, để dân tộc Việt Nam làm ra những giá trị cho nhân loại, để con người Việt Nam sống có giấc mơ làm người chân chính và luôn hành động cho giấc mơ kỳ vĩ đó, để đất nước Việt Nam có quyền kiêu hãnh trước mọi quốc gia. Đấy chính là đích mà mỗi người dân và toàn dân tộc Việt Nam bước tới./.

Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC

Địa chỉ: Phú Hậu 1, Xã Trường Xuân, Huyện Thọ Xuân SĐT: 0374408758 Email: [email protected]

Nhà văn Hàn Quốc Cho Chul Hyeon là tác giả nước ngoài đầu tiên viết sách về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Cuốn sách có tựa đề "Truyện về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng" đã gây tiếng vang ở Hàn Quốc và vừa ra mắt độc giả Việt Nam.

Tác giả đã dày công nghiên cứu tài liệu, đi thực tế ở các địa điểm và tiến hành nhiều cuộc phỏng vấn với những người từng gắn bó với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Qua đó, nhà văn Cho Chul Hyeon khắc họa sinh động chân dung, cuộc đời và sự nghiệp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Đặc biệt, cuốn sách cung cấp những thông tin mà đến nay còn ít người biết về tuổi trẻ, con đường học tập và thời gian làm báo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Trong đó, những bài báo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nguồn cảm hứng quan trọng để nhà văn Cho Chul Hyeon hình thành ý tưởng viết sách.

“Một nhà lãnh đạo học ngành văn, từng là nhà báo là điều rất thú vị với tôi và tôi nảy sinh ý muốn tìm hiểu, đọc các bài báo của ông. Tôi biết Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng công tác tại Tạp chí Cộng sản nên tìm đọc các bài báo của ông. Khi đọc tôi vô cùng ấn tượng về kỹ năng xuất sắc của ông trong viết bình luận, nghị luận các vấn đề” – Nhà văn Cho Chul Hyeon chia sẻ trước truyền thông khi cuốn sách ra mắt.

Cuối năm 1967, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tốt nghiệp khoa Ngữ văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và được điều động về công tác tại Tạp chí Học tập (tiền thân của Tạp chí Cộng sản). Đây cũng là thời điểm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đứng vào hàng ngũ của Đảng khi được kết nạp ngày 19/12/1967.

Nhà văn Cho Chul Hyeon đã tìm được những nguồn tư liệu để kể cho độc giả về cảm xúc vinh dự, khát vọng cống hiến, xen lẫn bất ngờ và chút băn khoăn, lo lắng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi nhận công tác ở cơ quan lý luận chính trị của Trung ương Đảng năm 23 tuổi.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt đầu thời gian làm báo bằng việc đọc, phân loại, ghi phích, làm công tác tư liệu ở Tạp chí Học tập. Đến năm 1991, ông trở thành Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản và đảm nhận vị trí này tới năm 1996 thì được phân công làm Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội.

Nhà văn Cho Chul Hyeon gọi chặng đường công tác trong lĩnh vực báo chí từ năm 1967 đến năm 1996 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là 30 năm “phụng sự bằng ngòi bút”. Trong thời kỳ chiến tranh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là cây bút chiến đấu không ngừng vì sự nghiệp thống nhất đất nước. Sau khi đất nước thống nhất, ông lại là cây bút chính luận viết bằng tất cả sức lực, trí tuệ vì khát vọng xây dựng Việt Nam thành quốc gia hùng mạnh.

Nhà văn Cho Chul Hyeon tập trung khắc họa 2 bút danh gắn với những bài viết xuất sắc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong thời gian làm báo là “Người xây dựng” và “Trọng Nghĩa”. Cùng với đó là những kỷ niệm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi thực hiện 2 số báo đặc biệt về sự ra đi của Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1969 và ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước năm 1975.

Ngoài ra, tác giả đã giới thiệu những đoạn trích từ các bài báo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trong ở Tạp chí Cộng Sản như “Của công, của riêng” (số 06, 1978); “Móc ngoặc” (số 08, 1978); “Tình đồng chí” (số 10, 1979); “Chức vụ và uy tín” (số 02, 1984); “Làm xiếc” (số 6, 1985); “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng” (số 08, 1986)…

Trong số các bài báo được trích dẫn, bài “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng” năm 1986 có tác động lớn, nhất là trong việc học tập đổi mới của cán bộ lãnh đạo Đảng, là cơ sở tốt cho quá trình thực hiện chính sách Đổi mới.

Những bài báo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có lối hành văn tao nhã, logic, kiến thức sâu rộng, thấm nhuần chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhà văn Cho Chul Hyeon bày tỏ sự khâm phục với bút lực của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và chia sẻ rằng mỗi bài viết là một sự bất ngờ với độc giả.

Ngòi bút của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không những chỉ ra được quan điểm tư tưởng đúng đắn với Đảng viên, mà các bài báo còn có thể khiến người đọc phải suy ngẫm vể chính mình và sẵn sàng vạch trần những vấn đề, hiện tượng tiêu cực trong xã hội.

Tác giả Cho Chul Hyeon đã khắc họa sự kiện Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trở thành Tổng Biên tập Tạp chí Cộng Sản vào năm 1991 trong một bức tranh lớn, khi Việt Nam vừa tiến hành công cuộc Đổi mới và sự kiện Liên xô tan rã.

Nhà văn người Hàn Quốc bày tỏ ấn tượng với công cuộc Đổi mới toàn diện của Việt Nam trên các lĩnh vực, trong đó có công tác cán bộ. Sự chuyển giao thế hệ, trọng dụng nhân tài trong công cuộc Đổi mới đã đưa rất nhiều chuyên gia và nhà lãnh đạo trẻ xuất hiện trong thời kỳ này, tạo sức bật cho đất nước. Trong đó có trường hợp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trở thành Tổng Biên tập Tạp chí Cộng Sản.

Trong quá khứ, các Tổng Biên tập Tạp chí Cộng Sản đều thuộc thế hệ sinh vào thập niên 1920 hoặc trước đó. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (sinh năm 1944) là người đầu tiên thuộc thế hệ sinh ra trong thập niên 1940 trở thành Tổng Biên tập Tạp chí Cộng Sản.

Trên cương vị Tổng Biên tập Tạp chí Cộng Sản, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thể hiện bản lĩnh trong công cuộc giữ vững nền tảng tư tưởng của Đảng, ổn định tư tưởng của quần chúng nhân dân trước sự kiện Liên Xô tan rã và góp phần phát triển đất nước trong công cuộc Đổi mới.

Nhà văn Cho Chul Hyeon cũng chỉ ra các dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản trong công tác quản lý, đẩy mạnh hợp tác quốc tế, nâng cao chất lượng chuyên môn và kiến tạo những nền tảng để phát triển sau này cho cơ quan.

Ngoài ra, nhà văn Cho Chul Hyeon đã giới thiệu kỷ niệm của nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng Sản khi làm việc cùng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đó là hình ảnh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng một tay ôm bụng, một tay lật bản thảo, làm việc miệt mài dù gặp vấn đề ở dạ dày. Theo nhà báo Nhị Lê, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có quyết tâm rất mạnh mẽ mà những người chưa từng làm việc cùng với ông sẽ không biết được.

Chương viết về thời kỳ làm báo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong tác phẩm của nhà văn Cho Chul Hyeon khép lại bằng phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong chuyến thăm Tạp chí Cộng sản năm 2021: “Trước đây có những thời điểm (Tạp chí Cộng sản) chỉ có một Tổng biên tập, một Phó Tổng Biên tập và một Ủy viên Ban biên tập. Cơ sở vật chất lúc đó rất tồi tàn. Đi lấy tin, bài ở địa phương, tôi thường đi bằng xe đạp. Đạp xe từ Hà Nội đến Thái Nguyên, Hòa Bình và cả Vĩnh Linh nữa. Trong thời kỳ chiến tranh, tôi đi bộ để tránh bom, ngủ trên xe đạp và khi đến nơi, tôi ở lại đó vài tháng cho đến khi lấy tin xong. So với trước đây, chúng ta đã có những tiến bộ vượt bậc về mọi mặt. Tôi thực sự không thể không ấn tượng”.

Trong không khí hết sức tin cậy, chân thành và cởi mở, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính bày tỏ vui mừng được một lần nữa hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith kể từ sau cuộc gặp giữa hai Nhà lãnh đạo nhân dịp Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 tại Vientiane ngày 8-10.