Phân vùng là tiền đề để lập các quy hoạch vùng, quy hoạch vùng phải gắn với điều kiện kinh tế - xã hội đặc trưng của vùng. Như vậy, điều kiện kinh tế xã hội là cơ sở để phân vùng.
Phân vùng là tiền đề để lập các quy hoạch vùng, quy hoạch vùng phải gắn với điều kiện kinh tế - xã hội đặc trưng của vùng. Như vậy, điều kiện kinh tế xã hội là cơ sở để phân vùng.
Các tỉnh Miền Tây là các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long ( tức sông Mê Kông) và nằm ở hướng tây của miền Nam nước ta. Mặc dù Long An không tiếp giáp với Mê Kong nhưng phần lớn vùng đầm tháp mười - vùng ngập nước của sông Mê Kong năm trên đất tỉnh Long An.
Đồng Tháp Mười là một vùng đất ngập nước của Đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích 697.000 hecta, trải rộng trên ba tỉnh Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp trong đó Long An chiếm hơn phân nửa, thủ phủ vùng là thị xã Kiến Tường.
Cuộc sống, sinh hoạt và lao động sản xuất của người dân Long An tương đồng với các tỉnh khác trong vùng đó là: Trồng lúa nước, hệ thống kênh rạch chằng chịt, miệt vườn, đơn ca tài tử, nuôi trổng thủy sản trên đầm, sông, hồ. Có thể nói, điều kiện Kinh tế xã hội của Long An và các tỉnh Miền Tây khác là tương đồng. Chính vì lẽ đó Long An được xếp vào Miền Tây
Trong khi đó, Tây Ninh và TP Hồ Chi Minh hai tỉnh giáp với Long An ít kênh rạch hơn Long An rất nhiều, thổ nhưỡng phù hợp với trồng cây công nghiệp hơn lúa nước, nhiệt độ trung bình của TP Hồ Chí Minh và Tây Ninh cũng cao hơn Long An 2 - 3 độ.
Vì vậy, các nhà khoa học và chính phủ xếp Long An thuộc Miền Tây và TP HCM vào miền Đông cho cùng chiến lược phát triển vùng
Tại sao TP Hồ Chí Minh không tiếp giáp với sông Mê Kong được xếp vào miền Đông ? trong khi đó Long An cũng không tiếp giáp với sông Mê Kông lại được xếp vào miền Tây ?
13 tỉnh thành phố bao gồm: Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Thành phố Cần Thơ được gọi là Miền Tây.