Điểm đánh giá, review hiện tại cho địa điểm Chợ Hoa Quảng Bá, 236 Âu Cơ, Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội là 4,4/5. Những đánh giá này được tổng hợp và cập nhật vào lúc 17/09/2023 trên tổng đài TimDuongDi.Com.
Điểm đánh giá, review hiện tại cho địa điểm Chợ Hoa Quảng Bá, 236 Âu Cơ, Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội là 4,4/5. Những đánh giá này được tổng hợp và cập nhật vào lúc 17/09/2023 trên tổng đài TimDuongDi.Com.
Nằm tại vị trí đắc địa trên Đường Võ Nguyên Gíap, Phường Tô Hiệu, Thành phố Sơn La, bảng quảng cáo ngoài trời tại quảng trường Tây Bắc là một điểm nhấn ấn tượng, thu hút sự chú ý của hàng trăm nghìn khách hàng mỗi giờ.
Với kích thước 4mH x 6mW, bảng quảng cáo ngoài trời sở hữu một diện tích trưng bày rộng lớn, cho phép các thương hiệu tỏa sáng và truyền tải thông điệp quảng cáo một cách nổi bật. Công nghệ in bạt hiflex 720 DPI đảm bảo chất lượng hình ảnh sắc nét, màu sắc rực rỡ, gây ấn tượng mạnh mẽ đối với người xem.
Đặc biệt, bảng quảng cáo này sở hữu tầm nhìn lên đến 500m, mang lại tầm ảnh hưởng vượt trội so với các bảng quảng cáo thông thường. Vị trí độc tôn, không bị che chắn bởi các công trình xung quanh, đảm bảo thông điệp quảng cáo được hiển thị rõ ràng, thu hút mọi ánh nhìn của người tham gia giao thông.
Nằm tại trung tâm của quảng trường Tây Bắc, quảng cáo ngoài trời chiếm lĩnh vị trí chiến lược, trở thành “tâm điểm” thu hút sự chú ý của hàng trăm nghìn khách hàng mỗi giờ. Với mật độ lưu lượng giao thông lên đến 250.000 người/giờ, đây chính là cơ hội vàng để các thương hiệu gia tăng độ nhận diện, tiếp cận với đông đảo khách hàng tiềm năng.
Bảng quảng cáo này không chỉ là một phương tiện truyền thông hiệu quả, mà còn là một “điểm nhấn” thu hút sự chú ý của người xem, tạo ấn tượng mạnh mẽ về thương hiệu. Vị trí chiến lược, kích thước ấn tượng, công nghệ hiện đại và tầm nhìn rộng là những ưu điểm nổi bật của bảng quảng cáo ngoài trời tại quảng trường Tây Bắc.
=>>>Tham khảo: Billboard quảng cáo ngoài trời – Chiến dịch truyền thông hiệu quả
Nam Long ADV đã có hơn 10 năm kinh nghiệm sản xuất, thi công cho thuê bảng quảng cáo tấm lớn trên toàn quốc. Chúng tôi cung cấp dịch vụ quảng cáo trọn gói từ A-Z. Bao gồm: tư vấn, thiết kế, in ấn, sản xuất và thi công, bảo hành. Với giá thành cạnh tranh nhất thị trường. Đội ngũ chuyên nghiệp, quy trình nhanh chóng hỗ trợ khách hàng 24/7.
Nam Long ADV hiện đang có danh sách hàng ngàn vị trí đặt bảng quảng cáo đắc địa, tập trung ở các khu vực có lưu lượng giao thông đông đúc. Để đảm bảo hiệu quả hiển thị, tiếp cận khách hàng ấn tượng.
Liên hệ ngay để tư vấn bảng quảng cáo tại Sơn La của Nam Long Advertising.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và báo giá mới nhất!
✅ CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG QUẢNG CÁO NAM LONG
⏩ Số 28 đường số 04, Phường Hiệp Bình Chánh, Thành phố Thủ Đức, TP.HCM
♻ https://chothuebangquangcao.com/
(Thanh tra)- Được hình thành từ lâu đời, chợ nổi được xem là một bức tranh đầy màu sắc về kinh tế - văn hóa - xã hội của người dân ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt, vào mỗi dịp Tết đến Xuân về các chợ nổi càng trở nên nhộn nhịp hơn với xuồng, ghe tấp nập.
Đồng bằng sông Cửu Long (hay còn gọi là miền Tây, Tây Nam Bộ, Cửu Long) trải rộng trên 13 tỉnh, thành phố phía Nam, có hệ thống sông ngòi, kênh, rạch chằng chịt. Chính yếu tố này đã ảnh hưởng đến sinh hoạt, đời sống của người dân, góp phần hình thành một nét văn hóa đặc trưng đó là chợ nổi.
Chợ nổi là mô hình nhóm họp mua bán trên sông của cư dân bằng các loại phương tiện ghe, xuồng với hàng hóa rất đa dạng, bao gồm các mặt hàng ăn uống, các loại rau, củ, trái cây, thủy sản, đặc sản của mỗi địa phương… Đây được xem là nét đẹp độc đáo chỉ có ở khu vực Tây Nam Bộ, được ví như một bức tranh cuộc sống sinh động.
Một số chợ nổi ở Đồng bằng sông Cửu Long được nhiều người biết phải kể đến như: Chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ), chợ nổi Ngã Bảy (Hậu Giang), chợ nổi Cái Bè (Tiền Giang), chợ nổi Ngã Năm (Sóc Trăng), chợ nổi Trà Ôn (Vĩnh Long), chợ nổi Long Xuyên (An Giang)…
Đặc điểm của các chợ nổi là nhóm họp ở các vị trí ngã ba, ngã tư sông, gần các trục giao thông đường thủy lớn. Từ các chợ nổi, các loại hàng hóa, trái cây, rau, củ và thủy sản sẽ theo thương lái xuôi dòng đi khắp các tỉnh lân cận và cả nước.
Điểm nổi bật ở các chợ nổi là người bán hàng thường dùng một cây sào có chiều dài khoảng 3 - 5m, người dân địa phương gọi là “cây bẹo” để treo các sản vật muốn bán. Người mua chỉ cần nhìn trên cây sào treo hàng hóa gì là có thể biết trên ghe đó có thứ cần mua hay không. Chính phương thức chào hàng độc đáo, khác lạ này đã làm cho chợ nổi mang nét đặc trưng, khác với các chợ truyền thống trên bờ.
Điểm nổi bật ở các chợ nổi là người bán hàng thường dùng “cây bẹo” để treo các sản vật muốn bán. Ảnh: vietnamtourism.gov.vn
Hiện nay, ở Đồng bằng sông Cửu Long có rất nhiều chợ nổi, đôi khi chỉ là vài ba chiếc thuyền neo đậu buôn bán trên sông hoặc có khi là cả một khu chợ đông đúc. Vào dịp Tết Nguyên đán, các phương tiện ghe, xuồng ở các khu chợ nổi neo đậu buôn bán rất tấp nập với đủ loại hàng hóa, trái cây, rau, củ, các loại hoa… làm cho quang cảnh của chợ nổi càng trở nên nhộn nhịp hơn.
Nhiều người cho rằng, về miền Tây mà không đi chợ nổi thì coi như chuyến đi không được trọn vẹn. Vì có đi chợ nổi mới khám phá hết những nét văn hóa đặc trưng của miền Tây sông nước, trải nghiệm quang cảnh “trên bến dưới thuyền”, xem biểu diễn nghệ thuật dân gian và ngắm cảnh mua bán nhộn nhịp trên sông…
Bảo tồn chợ nổi gắn với phát triển du lịch
Cách trung tâm TP Cần Thơ khoảng 6km, chợ nổi Cái Răng được xem là một trong những chợ nổi lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là đầu mối giao thương quan trọng và cũng là điểm nhấn sản phẩm du lịch, thu hút một lượng lớn du khách khi đến TP Cần Thơ. Chợ nổi Cái Răng được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2016.
Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ cho biết, để triển khai thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo tồn và phát triển chợ nổi Cái Răng, tháng 4/2023, UBND TP đã xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm như: Xây dựng gian hàng quảng bá và giới thiệu sản phẩm OCOP tại khu vực chợ nổi nhằm đa dạng hóa sản phẩm phục vụ du khách, tăng cường quảng bá hình ảnh chợ nổi, kết nối các chương trình tham quan điểm du lịch…
Cần bảo tồn và phát triển chợ nổi gắn với phát triển du lịch. Ảnh: thamhiemmekong.com
Tại An Giang, để đáp ứng nhu cầu tham quan, mua sắm và ẩm thực của du khách, UBND TP Long Xuyên đã có kế hoạch sắp xếp lại chợ nổi Long Xuyên kết hợp với khai thác du lịch từ bến phà Ô Môi đến khu đô thị Tây Sông Hậu với chiều dài khoảng 1km, bao gồm các phân khu chức năng ăn uống, buôn bán nông sản và trái cây, khu dành cho du khách tham quan và trải nghiệm hoạt động giao thương của các thương hồ.
Theo Đề án Phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, cụm du lịch cộng đồng làng nghề đan cần xé, TP Ngã Bảy, tỉnh kêu gọi đầu tư vào các dịch vụ làm hàng lưu niệm, trải nghiệm đan cần xé. Lấy làng nghề đan cần xé và chợ nổi Ngã Bảy làm trung tâm kết nối với các nhà vườn, phát triển thành cụm du lịch cộng đồng trải nghiệm sông nước, văn hóa bản địa…
Chợ nổi được xem là một trong những nét văn hóa truyền thống độc đáo của người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long, là tài nguyên du lịch hấp dẫn đối với khách du lịch trong và ngoài nước. Hiện nay, các chợ nổi đang phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức do những thay đổi của các điều kiện kinh tế - xã hội. Do đó, việc bảo tồn và phát triển các chợ nổi theo hướng vừa giữ được những nét văn hóa truyền thống vốn có nhưng lại không quá tách biệt với xu hướng hiện đại và gắn với phát triển du lịch là cần thiết.
Từ lâu, chợ phiên đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa không thể thiếu trong đời sống của người dân vùng cao Hà Giang. Ngoài mục đích mua bán, trao đổi hàng hóa, chợ phiên còn là nơi giao lưu văn hóa của đồng bào các dân tộc nơi đây. Ai đã một lần ghé thăm chợ phiên ở các huyện Mèo Vạc, Đồng Văn, Quản Bạ, Hoàng Su Phì, Xín Mần… của Hà Giang hẳn không thể nào quên những nét đặc sắc của các phiên chợ nơi đây. Du lịch Tây Bắc xin giới thiệu đến các bạn những phiên chợ nhiều màu sắc nhất ở Hà Giang
1. 1.Chợ tình Khâu Vai, huyện Mèo Vạc Chợ tình chỉ được diễn ra mỗi năm duy nhất một lần vào đên 26 rạng ngày 27 tháng 3 âm lịch hàng năm Đây là phiên chợ độc đáo ở vùng cao nguyên đá Hà Giang, họp trong một thung lũng khá rộng và bằng phẳng thuộc xã Khâu Vai, cách trung tâm thị trấn Mèo Vạc hơn 20 km. Chợ tình Khâu Vai ban đầu chỉ là nơi hò hẹn của những người đã lỡ dở tình duyên với nhau và là đêm chợ truyền thống của người dân tộc Mông, sau đó được nhiều sự hưởng ứng của nhiều dân tộc khác. Gọi là chợ nhưng chẳng có người mua, cũng chẳng có kẻ bán, trai gái kéo nhau đến đây mỗi năm một lần chỉ để gặp gỡ và nói lời yêu. Già thì đến gặp bạn tình xưa, trẻ đến tìm người tình mới. Ai cũng háo hức, nghẹn ngào. Đàn ông ngồi thổi đàn môi, khèn bè, kèn lá; phụ nữ bên bếp lửa hát ví hát đối những điệu dân ca thâu đêm. Vì vậy chợ tình Khâu Vai không chỉ đơn thuần là nơi trao đổi hàng hoá, phục vụ nhu cầu tiêu dùng mà quan trọng nó là điểm du lịch, là trung tâm văn hoá, là lễ hội của tình cảm giữa con người với con người, là nơi biểu hiện đậm nét nhất những bản sắc văn hoá của các dân tộc.
2. Chợ Du Già, huyện Yên Minh Nằm cách trung tâm thị trấn Yên Minh hơn 60 km, phiên chợ diễn ra vào thứ 6 hàng tuần và chỉ kéo dài đến hết trưa. Họp ngay ở trung tâm xã, ở trên một địa hình bằng phẳng, đây là một trong những phiên chợ khá hoang sơ và đậm nét văn hóa dân tộc của người vùng cao.
3. Chợ Phố Cáo, huyện Đồng Văn Nằm cách thị trấn Đồng Văn 25 km, phiên chợ Phố Cáo nổi tiếng vì nằm ở cao nguyên đá Đồng Văn, nơi có nhiều khách du lịch. Đây là phiên chợ lùi cứ 6 ngày họp một lần, thường chỉ kéo dài từ mờ sáng đến hết trưa.Chợ Phố Cáo không chỉ là nơi mua bán hàng hóa, sản vật địa phương mà còn là nơi sinh hoạt giao lưu văn hóa giữa 17 dân tộc sinh sống trong trên địa bàn xã biên giới. Mỗi phiên chợ đều rất đông vui, nhộn nhịp, ai cũng xúng xính những chiếc váy đẹp nhất, thồ sau lưng đủ thứ, mang đến chợ từ con gà đến đàn lợn líu ríu dưới chân, từ những chiếc váy, khăn quàng đến con dao mài sắc, mớ rau mới hái trong vườn. Họ trao đổi, mua bán tấp nập, vui vẻ như ngày hội.
4. Chợ Lũng Phìn, huyện Đồng Văn Cũng là phiên chợ lùi, cách thị trấn Đồng Văn khoảng 35 km và chỉ họp vào các ngày Dần và ngày Thân. Không chỉ là phiên chợ lớn, độc đáo và đậm đà bản sắc vùng cao, đây còn là nơi tụ họp, gặp gỡ và giao lưu của hơn 16 dân tộc anh em sinh sống trong vùng.Du khách đến đây ngoài chiêm ngưỡng những sắc màu văn hóa của nhiều dân tộc còn có thể mua được những mặt hàng đặc sản vùng cao như mật ong bạc hà, chè tuyết Lũng Phìn, rượu ngô, thịt bò khô hay những sản phẩm thổ cẩm tinh tế.
5. Chợ trung tâm huyện Mèo Vạc Chợ nằm ngay ở trung tâm thị trấn, gần sân vận động và diễn ra vào ngày chủ nhật hàng tuần. Người dân đi chợ thường có mặt từ đêm hôm trước và chợ kéo dài cả ngày hôm sau. Đây là phiên chợ có quy mô lớn nhất trong hệ thống các phiên chợ vùng cao với đủ các loại hàng hóa nông sản cho đến những vật sử dụng trong gia đình... Đặc biệt phiên chợ Mèo Vạc còn nổi tiếng là chợ bò bởi đây là đầu mối cung cấp bò thịt và bò nuôi cho khắp nơi thông qua các thương lái.
6 Chợ Quyết Tiến huyện Quản Bạ: Chợ nằm cách trung tâm thị trấn Tam Sơn 7 km và cách Thành phố Hà Giang 38 km và diễn ra vào thứ 7 hàng tuần và thường chỉ kéo dài đến hết trưa.
7. Chợ phiên Quản Bạ Cũng như nhiều vùng cao khác, Quản Bạ, Hà Giang có chợ phiên họp định kỳ mỗi tuần một lần vào ngày chủ nhật. Trong chợ thường bán các đặc sản địa phương như: rượu ngô Thanh Vân, đậu tương, thịt treo và hàng thổ cẩm, đồ trang sức làm bằng bạc.
8 Chợ Tráng Kìm huyện Quản Bạ Cách trung tâm thị trấn Tam Sơn 12 km và thường họp vào thứ 5 hàng tuần và thường chỉ kéo dài đến hết trưa.Hoạt động buôn bán và giao lưu hàng hoá ỏ Chợ Tráng Kìm diễn ra khá náo nhiệt, bởi đây cũng là địa điểm tiếp giáp với nhiều xã lân cận và có đường quốc lộ chạy qua.Đến đây bạn có cơ hội mua và thưởng thức các đặc sản như : Rượu ngô, hàng thổ cẩm, dược liệu, ấu tẩu, rau củ quả.
9 Chợ trung tâm huyện Yên Minh: Nằm ở trung tâm thị trấn Yên Minh và phiên chợ chính diễn ra vào ngày chủ nhật hàng tuần, ngày chợ thường chỉ kéo dài đến hết trưa.Đây là chợ phiên lớn nhất của huyện, họp cả các ngày thường. Chợ có nhà chợ chính và các gian hàng xung quang chợ, và là nơi tụ họp giao lưu hàng hoá cũng như văn hoá tinh thần của nhân dân. + Đặc sản địa phương: Rượu, nông sản, thịt trâu, dược liệu, hoa quả, các loại rau.
(Xây dựng) – Tỉnh Quảng Nam sẽ xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Nam Giang là vùng kết nối giữa Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung với Đông Bắc Thái Lan và Nam Lào.
Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Nam Giang – Cửa ngõ kết nối vùng Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan
Khu kinh tế (KKT) cửa khẩu quốc tế Nam Giang nằm gần biên giới với CHDCND Lào. Theo Quyết định số 387/QĐ-TTg ngày 24/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng KKT cửa khẩu quốc tế Nam Giang, tỉnh Quảng Nam đến năm 2025. KKT cửa khẩu này có tổng diện tích là 31.060ha (bao gồm 2 xã Chà Vàl và La Dêê thuộc huyện Nam Giang).
KKT cửa khẩu quốc tế Nam Giang được xây dựng với mục tiêu là KKT tổng hợp, cửa ngõ quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung kết nối với Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan, là một trung tâm phát triển các ngành công nghiệp gắn với dịch vụ thương mại cửa khẩu, kết hợp phát triển đô thị với tổ chức dân cư canh tác nông nghiệp, lâm nghiệp.
Theo Quy hoạch chung, không gian phát triển KKT cửa khẩu này được chia làm 3 khu chính, gồm: Tiểu vùng I gắn với khu vực cửa khẩu quốc tế Nam Giang (diện tích 30ha), với chức năng là khu kiểm soát và khu thương mại dịch vụ); Tiểu vùng II tại khu vực xã Chà Vàl (quy mô khoảng 630ha), với chức năng chính là khu đô thị, các khu phi thuế quan, khu công nghiệp (KCN), các trung tâm thương mại, hành chính công cộng và các cụm dân cư nông thôn và Tiểu vùng III tại khu vực La Dêê (diện tích 56ha), với chức năng là trung tâm hành chính công cộng, các khu ở, thương mại dịch vụ, các cụm dân cư nông thôn.
Tại cửa khẩu quốc tế Nam Giang hoạt động xuất nhập khẩu, buôn bán, trao đổi hàng hóa ngày càng tăng, tuy nhiên đóng góp trong thương mại quốc tế của tỉnh còn khá nhỏ. Năm 2020, xuất khẩu qua cửa khẩu quốc tế Nam Giang đạt 10,584 triệu USD, gấp 4,73 lần năm 2015, nhưng mới chỉ tương đương 0,8% tổng giá trị xuất khẩu của tỉnh Quảng Nam.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu qua cửa khẩu quốc tế Nam Giang gồm xi măng, sắt thép xây dựng, hàng bách hóa, máy móc thiết bị tạm xuất và điện năng. Ở chiều ngược lại, nhập khẩu qua cửa khẩu quốc tế Nam Giang biến động mạnh. Năm 2015 – 2016, nhập khẩu qua cửa khẩu này đạt khoảng 40 triệu USD mỗi năm, với các mặt hàng chủ yếu là gỗ xẻ, điện năng, máy móc thiết bị tái nhập, cà phê nguyên liệu.
Đến năm 2020, nhập khẩu qua Nam Giang đạt 5,593 triệu USD, bằng 0,24% tổng giá trị nhập khẩu của Quảng Nam, với các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu gồm máy móc thiết bị phục vụ dự án đầu tư, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh, phụ tùng ôtô, thiết bị đường ống nước, tinh bột sắn, phân bón, hoa quả tươi. Các mặt hàng tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu chủ yếu là hàng đồng lạnh, hàng khô, rượu, thuốc lá...
Tỉnh Quảng Nam nhìn nhận từ khi thành lập đến nay, hoạt động đầu tư tại KKT cửa khẩu còn hạn chế. Tuy nhiên, trong thời gian tới, việc nâng cấp cặp cửa khẩu quốc tế Nam Giang - Đắc Tà Oọc sẽ mở ra cơ hội hợp tác mới về kinh tế, thương mại và du lịch giữa Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Việt Nam) với các tỉnh Trung - Nam (Lào) và kết nối với khu vực Đông - Nam (Thái Lan). KKT cửa khẩu quốc tế Nam Giang hứa hẹn có thể thu hút các nhà đầu tư quốc tế vào khu vực, hỗ trợ phát triển tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây, cũng như thúc đẩy tiến trình kết nối và hình thành cộng đồng ASEAN.
Động lực phát triển kinh tế vùng Tây tỉnh Quảng Nam
Theo quy hoạch tỉnh Quảng Nam được phê duyệt, đến năm 2030, địa phương này sẽ xây dựng khu kinh tế Chu Lai trở thành khu kinh tế trọng điểm miền Trung và Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Nam Giang là vùng kết nối giữa vùng kinh tế trọng điểm miền Trung với vùng Đông Bắc Thái Lan và Nam Lào.
Đối với Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Nam Giang, tỉnh Quảng Nam xác định đây là động lực phát triển khu vực vùng Tây tỉnh nói riêng và tỉnh Quảng Nam, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương với vai trò cửa ngõ quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, kết nối với vùng Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan gắn với phát huy lợi thế cửa khẩu quốc tế và trục hành lang kinh tế Đông – Tây 2.
Tiếp tục định hướng phát triển gắn với một số nhóm dự án tại Nghị quyết số 12-NQ/TU về về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; định hướng một số dự án quan trọng tại vùng Tây tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Khu kinh tế có tổng diện tích khoảng 34.160ha.
Địa phương thực hiện nghiên cứu điều chỉnh mở rộng phạm vi xây dựng Khu kinh tế về phía Đông với loại hình khu kinh tế cửa khẩu. Phương hướng phân bổ không gian khu kinh tế tiếp tục theo định hướng đồ án quy hoạch khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Nam Giang.
Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Nam Giang sẽ tiếp tục phát huy vai trò là Khu kinh tế tổng hợp, cửa ngõ quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung kết nối với vùng Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan.
Trong thời gian tới, Quảng Nam tận dụng lợi thế cửa khẩu quốc tế, nghiên cứu định hướng phát triển phải gắn với tuyến đường bộ Hành lang kinh tế quốc tế Đông Tây. Xây dựng khu vực cửa khẩu trở thành một trong những cửa khẩu quốc tế lớn tại khu vực miền Trung, đáp ứng nhu cầu thông thương hàng hóa và du lịch - dịch vụ giữa Việt Nam, Lào và Thái Lan.
Tổ chức điều chỉnh đồ án quy hoạch chung KKT cửa khẩu quốc tế Nam Giang trên cơ sở rà soát, nghiên cứu, kế thừa các nội dung hợp lý tại đồ án cũ và các quy hoạch xây dựng dự án đã triển khai nhằm đáp ứng các các chính sách, yếu tố phát sinh mới trong giai đoạn hiện nay và các yêu cầu về phát triển Khu kinh tế trong giai đoạn đến.
Tiếp tục đề xuất đầu tư hệ thống giao thông, hạ tầng khung của Khu kinh tế, đặc biệt là đầu tư mở rộng, nâng cấp tuyến đường Quốc lộ 14D. Lựa chọn, bổ sung thêm quỹ đất xây dựng KKT với chức năng phát triển nông nghiệp kết hợp phát triển du lịch, dự kiến khoảng 1.800ha. Phát huy vai trò Vườn quốc gia Sông Thanh trong KKT, cập nhật các nội dung về quy hoạch xây dựng khi tổ chức điều chỉnh đồ án quy hoạch chung KKT.
Quảng Nam cũng xác định nghiên cứu đầu tư phát triển một số lĩnh vực thương mại cửa khẩu, xuất nhập khẩu - ngoại thương; mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới qua Cửa khẩu quốc tế Nam Giang.
Về phát triển du lịch đường bộ qua tuyến đường bộ Hành lang kinh tế Đông – Tây 2 gắn với duy trì và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử, lễ hội truyền thống địa phương. Về đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật gồm hạ tầng giao thông đối ngoại; hạ tầng giao thông các khu dân cư, đô thị; cấp điện; thông tin liên lạc, viễn thông; cấp, thoát nước; bảo vệ môi trường…
Phát triển đô thị, xây dựng các khu dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới và sắp xếp dân cư tạo quỹ đất phục vụ đầu tư phát triển. Nghiên cứu nâng cấp cửa khẩu phụ Tây Giang – Kà Lừm thành cửa khẩu chính giai đoạn 2021-2030 và nâng cấp thành cửa khẩu quốc tế tầm nhìn đến năm 2050.
Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.