Đạo đức (tiếng Anh: Morality) là tập hợp các nguyên tắc, qui tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh, đánh giá hành vi của con người đối với bản thân và trong quan hệ với người khác, với xã hội.
Đạo đức (tiếng Anh: Morality) là tập hợp các nguyên tắc, qui tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh, đánh giá hành vi của con người đối với bản thân và trong quan hệ với người khác, với xã hội.
1.2.2.1. Khái niệm quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm
Trên cơ sở phân tích một số khái niệm công cụ nghiên cứu của đề tài như: khái niệm đạo đức; giáo dục đạo đức; giáo dục trải nghiệm; quản lý; giáo dục đạo đức tại trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm đề tài xác định khái niệm quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm như sau:
Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm được hiểu như là một hệ thống những tác động sư phạm hợp lý và có hướng đích của chủ thể quản lý tập đến thể giáo viên, học sinh, các lực lượng xã hội trong và ngoài trường nhằm huy động và phối hợp sức lực, tuệ trí của họ vào mọi mặt hoạt động giáo dục đạo đức thông qua giáo dục trải nghiệm tại nhà trường, hướng vào việc hoàn thành có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục và rèn luyện đạo đức cho học sinh đã đề ra.
1.2.2.2. Nội dung quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm
Với tiếp cận chính là tiếp cận chức năng quản lý, nội dung quản quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm gồm có 4 nội dung: (1) Lập kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm; (2) Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục và tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm; (3) Chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm; (4) Kiểm tra, đánh giá giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm. Dưới đây, sẽ phân tích chi tiết các nội dung quản lý này. Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức học sinh các trường tiểu học.
Lập kế hoạch là nội dung quản lý đầu tiên trong 4 chức năng quản lý. Lập kế hoạch được xem là chức năng cơ bản nhất, có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển và tồn tại của mỗi tổ chức. Bởi lẽ, lập kế hoạch là quá trình thiết lập,dự tính một cách khoa học các mục tiêu, nội dung, phương pháp, trình tự thời gian tiến hành các công việc, chuẩn bị huy động các nguồn lực để triển khai các hoạt động một cách chủ động nhằm đạt kết quả cao nhất các tiêu mục giáo dục của nhà trường” [17, tr.36].
Chủ thể quản lý nhà trường khi lập kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm có thể thực hiện theo 7 bước sau đây:
Bước 1: Phân tích bối cảnh và nhận diện các vấn đề về thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm hiện tại như thế nào?.
Bước 2: Xác định chính xác các cá nhân, tổ chức, bộ phận quản lý, tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm.
Bước 3: Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ, thời thách thức đối với hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm và quản lý hoạt động này. Trên cơ sở đó, chủ thể quản lý nắm bắt đầy đủ, chính xác các thông tin để lập kế hoạch nhằm phát huy được điểm mạnh, hạn chế được điểm yếu trong hoạt động này.
Bước 4:Chủ thể quản lý xác định rõ những vấn đề còn tồn đọng nhất, điểm yếu nhất, xác định các vấn ưu tiêǹ cần tập trung giải quyết trong kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm.
Bước 5: Chủ thể quản lý xác định chính xác định hướng, mục đích trọng tâm, các mục tiêu cụ thể trong bản kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm.
Bước 6: Chủ thể quản lý xác định các chiến lược hành động và hoạt động cụ thể bao gồm: mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp, phương tiện, nguồn lực con người, nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất, tiến độ thời gian, các lực lượng ngoài nhà trường tham gia vào hoạt động này,…
Trong đó có cả chiến lược hành động cũ đã phát huy tác dụng tốt và các chiến lược hành động mới đề xuất phù hợp với hoàn cảnh mới, giải quyết vấn đề mới nảy sinh. Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức học sinh các trường tiểu học.
Bước 7: Chủ thể quản lý theo dõi tiến trình của kế hoạch, dự kết kiến quả, dự kiến các phát sinh phương và án điều chỉnh. Có các chuẩn để đánh việc giá thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm.
Để thực hiện tốt nhất 7 bước trong lập kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm, chủ thể quản lý cần chú tới các khía cạnh sau:
Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục và tổ chức động hoạt giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm
Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục và tổ chức động hoạt giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm là quá trình hình thành cấu trúc quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận, các đơn vị trong nhà trường, thực hiện phân công lao động, phân công nhân sự cho các vị trí,tổ chức phân bổ công việc, quyền hạn và các nguồn lực để hiện thực thành công các kế hoạch đặt ra hướng tới đạt mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm.
Có rất nhiều lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia vào hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm. Do vậy, chủ thể quản lý cần phải phân phối nguồn nhân lực tham gia một cách khoa học và hợp lý. Nguồn nhân lực tham gia hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm bao gồm: Ban giám hiệu nhà trường; Các phòng/Ban chức năng; Giáo viên; thành viên của các tổ chức Đội, Hội, … Do vậy, để thực hiện tốt nhiệm vụ này, chủ thể quản lý cần chú ý các khía cạnh sau:
Xây dựng được bộ máy quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm.
Thành lập bộ phận chuyên trách thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm. Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức học sinh các trường tiểu học.
Tổ chức hoạt động hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm phong phú và đa dạng phù hợp với đặc điểm nhà trường, địa phương và đặc điểm học sinh.
Để thực hiện tốt chức năng này, chủ thể quản lý cần chú ý các khía cạnh sau:
Xác định rõ chủ thể có trách nhiệm tổ chức hoạt đọng giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm: bao gồm các bộ phận chức nâng (phòng, ban, tổ chuyên môn, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Hội cha mẹ học sinh hội sinh viên,…).
Xác định rõ các loại hình hoạt̂ động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm để tổ chức chọ co sinh tham gia: Hoạt động học tập trên lớp học, hoạt động ngoài giờ học chính khóa, hoạt động vân hóa nghệ thuật, hoạt động thể dục thể thao, hoạt động sinh hoạt câu lạc bộ, hoạt động trải nghiệm thực tế, hoạt động tham quan dã ngoại, hoạt động giao luu cộng đồng,…
Chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm
Chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm chính là việc chủ thể quản lý định huớng và lôi cuốn mọi thành viên của tổ chức tham gia tích cực chủ động vào hoạt động này. Thông qua việc liên kết, liên hệ với nguời khác và khuyến khích, động viên họ hoàn thành những nhiệm vụ nhất định để đạt được mục tiêu của hoạt động giáo dục. Do vậy, chủ thể quản lý hoạt động này cần định ra chủ trương, đường lối nguyên tắc hoạt động và vận hành các hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm. Khi thực hiện chức năng chỉ đạo này, chủ thể quản lý nhà trường cần thực hiện các nội dung sau:
Chỉ đạo thực hiện mục tiêu, nguyên tắc, chủ trương đường lối giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm. Trong đó, cần nhấn mạnh tới việc chỉ đạo để thống nhất nhận thức cho tất cả cá nhân, đơn vị trong và ngoài nhà trường hiểu giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm là một bộ phận thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh trong nhà trường. Chỉ đạo việc giáo dục đạo đức cho học sinh cần thông qua giáo dục trải nghiệm và cần phải chú ý đến đặc thù của học sinh, đặc thù của trường, điều kiện văn hoá, kinh tế, xã hội và phong tục tập quán của địa phương.
Chỉ đạo thực hiện nội dung, phuong pháp, hình thức tổ chức giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm. Ở nội dung này chủ thể quản lý cần chỉ đạo các chủ thể giáo dục nắm vững nội dung, chương trình giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học; giáo dục đạo đức thông qua hoạt động dạy học; thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp; thông qua dạy chuyên đề; thông qua các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội tại cộng đồng; thông qua giáo dục gia đình; thông qua tự giáo dục của học sinh.
Chỉ đạo chuẩn bị các điều, kiẹn phuong tiện, cô sở vật chất phục vụ giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này chủ thể quản lý cần phải xây dựng được hệ thống phòng học đảm bảo các yeu cầu về vệ sinh học đuờng, có trang thiết bị âm thanh hỗ trợ hoạt động giảng dạy và rèn luyện đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm. Trang bị đầy đủ máy chiếu, các phòng chức nang, câu lạc bộ phục vụ hoạt động giáo dục và rèn luyện đạo đức phù hợp với học sinh tiểu học; Chuẩn bị đầy đủ giáo trình, tài liệu về giáo dục đạo đức, hoạt động giáo dục đạo đức thông qua giáo dục trải nghiệm cho học sinh tiểu học. Trang bị được hệ thống thông tin phục vụ giáo dục và rèn luyện đạo đức thông qua giáo dục trải nghiệm,…
Chỉ đạo phối kết hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường hoạt động giáo dục đạo đức thông qua giáo dục trải nghiệm cho học sinh tiểu học. Với đặc điểm là học sinh tiểu học, các em đang trong quá trình hình thành các phẩm chất đạo đức, do vậy cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong giáo dục đạo đức cho các em.
Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm
Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm chính là việc thể hiện nhiệm vụ của chủ thể quản lý đối với hoạt động này nhằm thu nhận được thông tin chính xác, đa chiều để xác định được thực trạng hoạt động này của nhà truờng nhằm tìm ra, khẳng định những uu điểm, phát hiện những hạn chế, sai sót, kịp thời thực hiện điều chỉnh cần thiết để hoạt động đi đúng huớng, đảm bảo thực mục tiêu quản lý hoạt động này đề ra.
Để thực hiện tốt việc kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thông qua giáo dục trải nghiệm chủ thể quản lý cần thực hiện tốt nhất các khía cạnh sau: Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức học sinh các trường tiểu học.