Liên tục cập nhật và nâng cao kỹ năng chuyên môn thông qua các khóa đào tạo về quản lý, kỹ năng tư vấn và nắm bắt tâm lý khách hàng. Tham gia các cuộc thi để đạt được những chứng chỉ chuyên môn trong lĩnh vực liên quan giúp tăng giá trị bản thân và mở ra cơ hội thăng tiến với mức lương cao hơn.
Liên tục cập nhật và nâng cao kỹ năng chuyên môn thông qua các khóa đào tạo về quản lý, kỹ năng tư vấn và nắm bắt tâm lý khách hàng. Tham gia các cuộc thi để đạt được những chứng chỉ chuyên môn trong lĩnh vực liên quan giúp tăng giá trị bản thân và mở ra cơ hội thăng tiến với mức lương cao hơn.
Đặt mục tiêu và làm việc chăm chỉ để đạt được hoặc vượt qua các chỉ tiêu kinh doanh được đặt ra. Hiệu suất cao sẽ giúp Nhân viên tư vấn giáo dục dễ dàng được tăng lương thưởng. Thường xuyên suy nghĩ và ứng dụng các phương pháp mới giúp phát triển các chiến lược bán hàng hiệu quả, giúp đội ngũ tư vấn đạt được mục tiêu doanh số.
Tư vấn viên không yêu cầu chuyên ngành đào tạo cụ thể, bất cứ ngành học nào đều có thể đáp ứng công việc này vì đây là công việc yêu cầu kỹ năng hơn là bằng cấp. Thông thường những bạn học khối ngành truyền thông, xã hội sẽ có ưu thế khi làm công việc tư vấn:
Mỗi trường đại học, cao đẳng sẽ có những chương trình đào tạo khác nhau, chia thành chuyên ngành hoặc đào tạo chung. Tùy vào định hướng nghề nghiệp, việc làm sau này mà bạn sẽ lựa chọn cho mình chuyên ngành phù hợp nhất. Tất nhiên, nếu muốn tìm việc làm tư vấn thì bạn nên ưu tiên chọn chuyên ngành thiên hướng truyền thông, xã hội.
Năm 2023, thể thao thành tích cao tỉnh Vĩnh Long tiếp tục gặt hái nhiều thành tích nổi trội trên các đấu trường trong và ngoài nước. Với thành tích trên đã vinh dự được bình chọn là một trong 10 sự kiện nổi bật của tỉnh Vĩnh Long năm 2023.
Năm qua, thể thao thành tích cao tỉnh Vĩnh Long thi đấu và đạt được 535 huy chương các loại, trong đó có 152 huy chương vàng, 165 huy chương bạc và 218 huy chương đồng.
Đặc biệt, đây là năm đầu tiên tỉnh Vĩnh Long đạt thành tích quốc tế cao nhất với 22 huy chương. Trong đó, có các vận động viên đạt huy chương vàng, bạc, đồng tại các Giải vô địch thế giới và Đại hội Thể thao châu Á.
Điển hình như vận động viên Nguyễn Đạt Duy Long đạt 1 huy chương vàng thế giới môn vovinam; vận động viên Hàng Thị Diễm My đạt 1 huy chương bạc thế giới môn Vovinam; vận động viên Huỳnh Ngọc Sang đạt 1 huy chương đồng thế giới môn cầu mây và 1 huy chương đồng cầu mây ASIAD…
Riêng tại Đại hội thể thao đồng bằng sông Cửu Long lần thứ 9 năm 2023, đoàn thể thao tỉnh Vĩnh Long đạt 160 huy chương, xếp hạng 4/13 toàn đoàn; Đội bóng chuyền nam Xổ số kiến thiết Vĩnh Long thăng hạng đội mạnh quốc gia năm 2024…
Phát biểu tại buổi họp mặt, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long Nguyễn Thị Quyên Thanh ghi nhận và biểu dương những thành tích đạt được của ngành thể thao trong thời gian qua, nhất là sự nỗ lực, phấn đấu của các huấn luyện viên và vận động viên đã thi đấu hết mình để đạt được những thành tích cao.
Lãnh đạo tỉnh sẽ tiếp tục quan tâm chỉ đạo các cấp, các ngành có liên quan thực hiện tốt chính sách, các chế độ đãi ngộ cho thể thao, tạo điều kiện để các huấn luyện viên, vận động viên phát triển hơn nữa. Qua đó, phát hiện và bồi dưỡng tài năng thể thao, góp phần đưa thể thao tỉnh nhà đạt thành tích cao hơn, đóng góp nhiều huấn luyện viên, vận động viên cho thể thao nước nhà…”.
Nhân dịp này, từ nguồn kinh phí tài trợ phát triển thể thao thành tích cao của Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Long, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long đã khen thưởng các huấn luyện viên, vận động viên đạt huy chương tại các giải thể thao quốc tế và quốc gia với tổng số tiền gần 440 triệu đồng.
(HGO) – Ngày 5-11, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tổ chức Hội thao giáo dục quốc phòng và an ninh học sinh THPT tỉnh Hậu Giang lần thứ X - 2024.
Tham gia hội thao có 207 vận động viên là học sinh đang theo học tại 23 trường THPT trên địa bàn tỉnh.
Các đơn vị tham gia hội thao nhận cờ lưu niệm từ Ban Tổ chức.
Hội thao nhằm kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy và học môn giáo dục quốc phòng và an ninh ở các trường học trên địa bàn tỉnh.
Trong 3 ngày thi (từ ngày 5 – 7/11), các vận động viên tham gia 9 nội dung thi: Hiểu biết chung về quốc phòng - an ninh (thi lý thuyết); điều lệnh đội ngũ (tập thể); đội ngũ từng người không có súng; kỹ thuật cấp cứu và chuyển thương; ném lựu đạn xa trúng đích; tháo lắp súng tiểu liên AK ban ngày; bắn súng tiểu liên AK (tư thế nằm bắn có bệ tỳ, bia số 4, đạn 3 viên); các tư thế, động tác cơ bản vận động trong chiến đấu; chạy vũ trang 800m, có vác súng tiểu liên AK (nam, nữ).
Hội thao nhằm kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy và học môn giáo dục quốc phòng và an ninh ở các trường học, góp phần nâng cao trình độ quản lý, tổ chức thực hiện nội dung chương trình môn học; đồng thời, đẩy mạnh phong trào thi đua học tập, rèn luyện và giao lưu giữa các trường.
Vận động viên tham gia phần thi hiểu biết chung về kiến thức quốc phòng – an ninh.
Mặc dù tỷ lệ sinh thấp, Nhật Bản đang đối mặt với một thách thức đáng ngạc nhiên - thiếu hụt giáo viên.
Số lượng giáo viên được phân công tại các trường học không đáp ứng đủ số lượng giáo viên theo chỉ tiêu địa phương. Việc không thể tuyển đủ giáo viên, kể cả giáo viên tạm thời, đã dẫn đến tình trạng trống nhiều vị trí giáo viên.
Theo EAF, các cải cách phân cấp được khởi xướng từ những năm 2000 dưới thời cựu Thủ tướng Junichiro Koizumi cho phép các chính quyền địa phương tại Nhật Bản tự quyết định số lượng, mức lương và chế độ đối với giáo viên miễn là chúng nằm trong tổng ngân sách lương của giáo viên. Tuy nhiên, ngân sách từ chính phủ quốc gia không tăng, và một số chính quyền địa phương đã hạn chế tuyển dụng vì lo ngại về tỷ lệ sinh giảm. Điều này thúc đẩy các chính quyền địa phương giảm số lượng và mức lương của giáo viên chính quy, trong khi tăng thuê giáo viên không chính quy với chi phí lao động rẻ hơn. Trong các trường tiểu học, đã có những trường hợp giáo viên được bổ nhiệm tạm thời hoặc quản lý thay thế giáo viên chủ nhiệm thực tế.
Tỷ lệ sinh giảm và áp lực về lực lượng lao động
Tỷ lệ sinh giảm ở Nhật Bản, một trong những tỷ lệ thấp nhất trên thế giới, đặt ra thách thức không nhỏ về nhân khẩu học. Nhưng khi thế hệ baby boomer (thuật ngữ chỉ những người được sinh ra trong khoảng từ năm 1946 đến năm 1964) nghỉ hưu, thì số người nghỉ thai sản cũng tăng lên. Sự kết hợp này đã làm căng mỏng lực lượng lao động của Nhật Bản, tăng cường nhu cầu về giáo viên không chính quy và làm leo thang tình trạng thiếu hụt bổ nhiệm giáo viên tạm thời. Tình trạng thiếu hụt đặc biệt nghiêm trọng ở các trường tiểu học, nơi tỷ lệ phụ nữ là giáo viên cao.Thực tế, tỷ lệ phụ nữ làm việc trong ngành giáo dục là 59,9% ở các trường tiểu học, 43,4% ở các trường trung học cơ sở và 35,4% ở các trường trung học phổ thông. Thời gian nghỉ thai sản cũng kéo dài do thiếu vắng các trường mầm non được cấp phép.
Kỳ vọng về việc phụ nữ thực hiện công việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em vẫn rất mạnh mẽ ở Nhật Bản. Việc thuê bảo mẫu hoặc thuê người ngoài làm giúp công việc gia đình là không phổ biến. Các đảng chính trị bảo thủ đã khuyến khích các gia đình tự lực cánh sinh thông qua qua việc ba thế hệ cùng chung sống, nhưng điều này không phản ánh thực tế của thế hệ trẻ, những người chủ yếu di cư đến các khu đô thị.
Áp lực công việc của giáo viên Nhật Bản
Giáo viên Nhật Bản đối mặt với khối lượng công việc đáng kể. Các trường tiểu học ở Nhật Bản có hệ thống giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm giảng dạy bốn môn chính - tiếng Nhật, toán học, khoa học và xã hội học. Họ dự kiến cũng phải giảng dạy nhiều môn khác như đạo đức, thể dục, thư pháp và ngoại ngữ. Giáo viên làm việc với học sinh để tổ chức các buổi họp lớp sáng và họp “chào tạm biệt”, họp lớp hàng tuần, ăn trưa ở trường và làm vệ sinh lớp học. Ở các lớp học cấp dưới, giáo viên chơi cùng học sinh trên sân trường trong thời gian nghỉ 20 phút.
Có thể nói, công việc của giáo viên tiểu học là liên tục và họ hiếm khi có thời gian nghỉ. Ở trường trung học cơ sở và trung học phổ thông, giáo viên giám sát các hoạt động câu lạc bộ, bao gồm cả huấn luyện sau giờ học và vào cuối tuần. Nhiều giáo viên làm việc sáu ngày trong tuần. Kết quả là, 57,8% giáo viên tiểu học và 74,2% giáo viên trung học vượt quá 60 giờ làm việc mỗi tuần.
Vì thế, nghề giáo viên không còn là công việc mơ ước đối với giới trẻ. Họ phải nghiên cứu tài liệu giảng dạy, đối mặt với vấn đề bắt nạt và giải quyết những phàn nàn của phụ huynh, trong khi không nhận được tiền làm thêm. Làm việc không công là vấn đề phổ biến từ mầm non đến giáo dục đại học và được cho là sự bóc lột đối với giáo viên.
Thiếu hụt trong việc tuyển dụng và giáo dục giáo viên
Sự cạnh tranh của kỳ thi giáo viên đã tiếp tục giảm mạnh kể từ năm 2000, khi ít người thể hiện quan tâm đến việc đủ tiêu chuẩn để trở thành giáo viên. Từ năm 2005, việc bãi bỏ quy định của Chính phủ đã dẫn đến một sự gia tăng nhanh chóng trong số trường đại học có thể đào tạo giáo viên. Ngay cả sinh viên với năng lực học thuật không đáp ứng được yêu cầu trước đây cũng có thể có được chứng chỉ giảng dạy với một số tín chỉ nhất định.
Ngoài ra còn có tình trạng lạm dụng các giấy phép đặc biệt để tận dụng tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng giáo viên và sự gia tăng số lượng giáo viên môn kỹ thuật làm việc đồng thời ở các chính quyền địa phương. Chất lượng của giáo viên chuyên trách hiện đang là vấn đề đáng lo ngại. Đồng thời, giáo viên làm việc không chính quy lại cũng thiếu hụt.
Các biện pháp để giải quyết các vấn đề này bao gồm tuyển dụng theo kế hoạch trong khung thời gian nhiều năm và mở rộng hoặc loại bỏ giới hạn tuổi giảng dạy. Tuy nhiên, sự thiếu hụt giáo viên liên quan mật thiết đến khối lượng công việc dài và sự bóc lột giáo viên. Những vấn đề này liên quan đến sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống trong xã hội Nhật Bản, cũng như chất lượng và số lượng giáo dục giáo viên.