Lễ Hội Chùa Vua

Lễ Hội Chùa Vua

Lễ hội chùa Hương hay Trẩy hội chùa Hương là một lễ hội của Việt Nam, nằm ở Mỹ Đức, Hà Nội. Trong khu thắng cảnh Hương Sơn, được xem hành trình về một miền đất Phật - nơi Quan Thế Âm Bồ Tát ứng hiện tu hành. Đây là một lễ hội lớn về số lượng các phật tử tham gia hành hương.

Lễ hội chùa Hương hay Trẩy hội chùa Hương là một lễ hội của Việt Nam, nằm ở Mỹ Đức, Hà Nội. Trong khu thắng cảnh Hương Sơn, được xem hành trình về một miền đất Phật - nơi Quan Thế Âm Bồ Tát ứng hiện tu hành. Đây là một lễ hội lớn về số lượng các phật tử tham gia hành hương.

Đổi mới quản lý lễ hội chùa Hương

Lễ hội chùa Hương kéo dài 3 tháng và là lễ hội dài nhất trong năm ở khu vực miền Bắc. Trong những năm qua, để thu hút du khách, UBND huyện Mỹ Đức, Ban Quản lý (BQL) Di tích và thắng cảnh đã đầu tư, đổi mới cơ chế quản lý, phát huy, bảo tồn, khai thác giá trị di tích, cảnh quan, dịch vụ… Từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2024, lượng khách về tham quan thắng cảnh: 915.762 lượt khách.

Năm 2024, công tác đổi mới quản lý lễ hội tiếp tục được UBND huyện Mỹ Đức, BQL Di tích và thắng cảnh Hương Sơn chú trọng, đầu tư.

Cụ thể, theo ông Nguyễn Bá Hiển, Trưởng ban BQL Di tích và thắng cảnh Hương Sơn, những người làm công tác quản lý lễ hội chùa Hương được "nhàn hơn" bởi mọi quy định đã đi vào nề nếp, đặc biệt là việc vận chuyển khách trên suối Yến. Đò vận chuyển trong lễ hội chùa Hương năm 2024 do HTX Dịch vụ du lịch chùa Hương quản lý thay vì chủ đò tự đón khách như những năm trước.

Du khách trẩy hội chùa Hương. Ảnh: VGP/Minh Anh

"Trước đây, 4.000 lái đò cứ đi mời chào từ ngoài đường, gây ra mất trật tự công cộng, ảnh hưởng đến mỹ quan, thiếu văn minh. Năm nay, các lái đò được sắp xếp lần lượt, ngày nào đông, có lái đò được vận chuyển 2 lượt/ngày. Điều này đảm bảo tính công bằng cho tất cả mọi người khi tham gia vào HTX. Trên đò, chúng tôi yêu cầu các lái đò tuân thủ quy định về trang phục màu cam nên dễ dàng nhận diện và tạo nên sự đồng bộ, dễ kiểm soát", ông Nguyễn Bá Hiển nhấn mạnh.

Tiếp đó, khách vào được hướng dẫn gửi xe vào bến bãi rồi từ đây, đi xe điện xuống các bến đò. Tại các bến đò, Ban Quản lý bố trí 10 trạm kiểm soát vé, nhờ lắp đặt quét mã QR, ứng dụng công nghệ nên không chỉ du khách xếp hàng trật tự mà còn rất minh bạch, tránh thất thoát.

Bên cạnh đó, BQL cũng quy định thời gian vận chuyển khách từ thứ Hai đến thứ Sáu là 5h-20h; thứ Bảy và Chủ nhật 4h-20h; đồng thời niêm yết công khai giá dịch vụ đò hai chiều năm nay tăng. Cụ thể, đi tuyến Hương Tích: 85.000 đồng/người (tăng 35.000 đồng), tuyến Long Vân - Tuyết Sơn: 65.000 đồng (tăng 30.000 đồng); giá vé thắng cảnh là 120.000 đồng/người/lượt.

Nói thêm về công tác đảm bảo vệ sinh môi trường suốt mùa lễ hội, ông Hiển cho hay, từ năm 2023, BQL Di tích và thắng cảnh Hương Sơn đã chuyển toàn bộ rác từ trong khu vực trong ra ngoài, không để lưu giữ rác ở phía trong đền, chùa, suối Yến.

Ngày nào đông du khách thì có chừng 4 chuyến thuyền vận chuyển rác thải ra ngoài để đảm bảo môi trường, cảnh quan sạch đẹp.

Cũng theo chia sẻ của ông Hiển, dù còn nhiều khó khăn trong việc đầu tư công nghệ, hạ tầng viễn thông, nguồn nhân lực, song huyện Mỹ Đức và Ban Quản lý Di tích và thắng cảnh Hương Sơn vẫn duy trì chủ trương chú trọng công tác quản lý, để mang đến những trải nghiệm thoải mái, lý thú cho khách thập phương khi tham quan quần thể Hương Sơn.

UBND thành phố Hà Nội vừa có quyết định công nhận Di tích quốc gia đặc biệt quần thể Hương Sơn (chùa Hương) thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội là Khu du lịch cấp Thành phố.

Di tích quốc gia đặc biệt quần thể Hương Sơn (chùa Hương) có hệ thống núi non, có rừng Hương Sơn 3 tầng thực vật, có suối Yến trong xanh. Quần thể Hương Sơn được xây dựng từ đời Lê Thánh Tông (1442 - 1497), sau nhiều lần được tu bổ, sửa chữa, đến nay vẫn giữ nguyên được giá trị về lịch sử, danh thắng và đã góp phần làm nên nét văn hóa đặc sắc, đa dạng của đạo Phật Việt Nam.

Lễ hội chùa Ông năm 2023 có nhiều hoạt động, trong đó đặc sắc, độc đáo nhất là lễ nghinh thần. Theo đó, Ban tổ chức huy động khoảng 1.000 người mặc trang phục truyền thống xuất du bằng đường bộ và đường thủy. Đoàn nghinh thần bằng đường thủy đi trên 10 phà, di chuyển hơn 5 km dọc sông Đồng Nai. Đoàn xuất du đường bộ di chuyển trên nhiều tuyến đường thuộc thành phố Biên Hòa. Các đoàn nghinh thần đều được trang hoàng lộng lẫy, biểu diễn tiết mục thổi sáo, múa dân gian, lân - sư - rồng, qua đó tạo nên không khí lễ hội đầy màu sắc và náo nhiệt.

Theo Ban Trị sự Thất phủ cổ miếu, lễ nghinh thần là hình chức đưa các vị thần dân gian, các vị công thần khai phá, mở mang vùng đất Biên Hòa đi tham quan dân tình nhân dịp đầu năm mới. Qua đó, cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an.

Tại Lễ hội chùa Ông năm 2023 cũng diễn ra các hoạt động mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống như: Biểu diễn võ thuật truyền thống, hội thi trò chơi dân gian (kéo co, nhảy dây, nhảy bao bố), biểu diễn đờn ca tài tử Nam Bộ, thả hoa đăng... Để tạo thuận lợi cho người dân tham dự lễ hội, Ban Trị sự Thất phủ cổ miếu phối hợp cùng ngành chức năng lập lại trật tự lòng, lề đường, vận động người dân ở gần chùa không tăng giá vé gửi xe, bán hàng đúng giá niêm yết, dẹp tình trạng ăn xin... Chùa Ông được xây dựng năm 1684, tiếp giáp sông Đồng Nai, là ngôi chùa có niên đại sớm nhất ở Nam Bộ, đánh dấu mốc lịch sử quá trình chung sống của cộng đồng người Việt và người Hoa trong công cuộc khẩn hoang, lập nghiệp, bảo vệ vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai.