1. Thời gian và hồ sơ xét tuyển
1. Thời gian và hồ sơ xét tuyển
Lịch sử, ý nghĩa ngày giải phóng Thủ đô Hà Nội 10/10/1954
Ngày 10/10/1954 là ngày giải phóng thủ đô - một ngày lịch sử đã khắc sâu trong lòng người dân thủ đô Hà Nội. Sau đây, hãy cùng Luật Minh Khuê tìm hiểu về lịch sử và ngày giải phóng thủ đô 10/10 nhé.
1. Lịch sử ngày giải phóng thủ đô 10/10/1954
Sau thời gian dài kháng chiến gian khổ, ngày 20/7/1954, Hội nghị Giơnevơ kết thúc,Hiệp định Giơnevơ về đình chiến ở Đông Dương được ký kết, điều này đồng nghĩa với việc thực dân Pháp phải rút hết quân khỏi Đông Dương. Mặc dù vậy, Hà Nội vẫn còn nằm trong khu vực tập kết của quân đội Pháp trong 80 ngày. Lợi dụng khoảng thời gian cuối cùng này, quân Pháp ráo riết tổ chức các hoạt động phá hoại Thủ đô về mọi mặt. Trước sức mạnh và sự đoàn kết keo sơn của quân và dân Hà Nôi, cuối tháng 9/1954, Bộ Chỉ huy quân chiếm đóng Pháp chấp nhận rút khỏi thành phố đúng thời hạn. Đồng thời, qua nhiều ngày đấu tranh sôi nổi, các hiệp định về chuyển giao Hà Nội được ký kết ngày 30/9/1954 và ngày 2/10/1954 tại Uỷ ban Liên hợp đình chiến Trung ương. Sau đó, Chính Phủ đã phái các đội công an, trật tự, cảnh vệ, hành chính vào Hà Nội để chuẩn bị việc tiếp quản thành phố. Lúc này, theo nghị quyết ngày 17/9/1954 của Hội đồng Chính phủ, Uỷ ban quân chính thành phố Hà Nội được thành lập với nhiệm vụ tiếp quản Hà Nộido thiếu tướng Vương Thừa Vũ, tư lệnh sư đoàn Quân Tiên Phong làm Chủ tịch và bác sỹ Trần Duy Hưng làm Phó Chủ tịch.
Theo kế hoạch, sáng 8/10/1954, các đơn vị quân đội chia nhiều đường tiến vào ngoại thành Hà Nội. Đến 16 giờ 30 phút thì đã tiến đến đường Đê La Thành, Vĩnh Tuy, Bạch Mai, Ngã Tư Sở, Ô Cầu Giấy và Nhật Tân. Đến 6 giờ sáng ngày 9/10/1954, bộ đội ta đi theo nhiều đường từ ngoại thành tiến vào nội thành chia làm nhiều cánh quân tiến vào 5 cửa ô chính rồi từ đó toả đi các nơi, quân Pháp rút đến đâu, bộ đội ta tiến vào tiếp quản đến đó. Đúng 16 giờ 30 phút ngày 9/10/1954, những người lính Pháp cuối cùng rút hết qua cầu Long Biên, quân ta hoàn toàn kiểm soát thành phố. Bộ đội ta tiến đến đâu, nhân dân ta đổ ra hai bên đường, phất cờ, tung hoa, reo mừng không ngớt. Cổng chào, khẩu hiệu dựng lên khắp các nẻo đường, cờ đỏ sao vàng rực rỡ, phấp phới bay trên các tầng nhà.
Đến sáng ngày 10/10/1954 - ngày của kỷ niệm hào hùng, Trung đoàn Thủ đô thuộc Đại đoàn 308 tiến vào tiếp quản Hà Nội trong rừng cờ hoa rực rỡ, trong tiếng reo hò của hàng chục vạn người dân. 5 giờ sáng ngày hôm ấy,nhân dân Thủ đô quần áo chỉnh tề, mang cờ, hoa, ảnh Bác Hồ, xếp thành hàng trật tự, theo từng công sở, xí nghiệp, trường học, khu phố,... kéo tới những con đường chờ đón đoàn quân sẽ diễu qua. Đoàn xe đầu tiên do Thiếu tướng Vương Thừa Vũ và bác sỹ Trần Duy Hưng dẫn đầu.
Đến 8 giờ sáng cùng ngày, cánh quân phía Tây xuất phát từ Quần Ngựa (nay là Cung Thể thao Hà Nội, phố Quần Ngựa). Đó là những chiến sĩ bộ binh của Trung đoàn Thủ đô, mang trên ngực huy hiệu "Chiến sĩ Điện Biên Phủ" trở về với thành phố quê hươngdo Trung đoàn trưởng Nguyễn Quốc Trị - anh hùng quân đội dẫn đầu. Các chiến sĩ diễu binh qua các phố Kim Mã, Hàng Đẫy, Cửa Nam, Hàng Bông, Hàng Đào, Hàng Ngang... đến 9 giờ 45 phút tiến vào Cửa Đông của thành phố Hà Nội.
Lúc này, 8 giờ 45 phút, cánh quân phía Nam thuộc hai trung đoàn 88 và 36cũng xuất phát từ Việt Nam học xá (nay thuộc trường Đại học Bách Khoa), đi qua Bạch Mai, phố Hiếu, diễu binh qua Hồ Gươm rồi vòng lại chiếm lĩnh toàn bộ khu Đồn Thuỷ (Bệnh viện Hữu Nghị ngày nay) và khu Đấu Xảo (Cung Văn hoá Lao động Hữu Nghị ngày nay).
Đến 9 giờ 30 phút, Đoàn Cơ giới và Pháo binh xuất phát từ Bạch Mai, đi qua phố Huế đến bờ hồ, đi qua Hàng Đào, Hàng Ngang, chợ Đồng Xuân, rẽ sang đường Cửa Bắc và tiến vào thành phố lúc 10 giờ 45 phút.
Các đơn vị bộ đội ta đi đến đâu, gương mặt thành phố như bừng sáng đến đó. Đến 15 giờ, còi trên nóc Nhà hát Thành phố nổi lên một hồi dài. Hàng trăm nghìn người dân Thủ đô dự Lễ chào cờ do Uỷ ban Quân chính tổ chức tại sân vận động Cột Cờ với sự tham gia của các đơn vị quân đội. Sau Lễ chào cờ, Chủ tịch Uỷ ban Quân chính Vương Thừa Vũ trân trọng đọc lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào thủ đô nhân ngày thiêng liêng lịch sử. Mở đầu Lời kêu goi, Người viết: "Tám năm qua, Chính phủ phải xa rời Thủ đô để kháng chiến cứu nước. Tuy xa nhau, nhưng lòng Chính Phủ luôn luôn gần cạnh đồng bào...", tất cả mọi người đều rưng rưng xúc động. Ngày 10/10/1954 đã trở thành cột mốc lịch sử, ghi nhận bao nỗ lực, cố gắng, ghi nhận cả những mất mát, hy sinh mà quân và dân ta đã trải qua để giải phóng Thủ đô.
Trong không khí vui mừng của ngày lễ lịch sử, đồng chí Vương Thừa Vũ - Chủ tịch Uỷ ban Quân chính Thành phố Hà Nội đã vinh dự đọc lá thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào Thủ đô, Người dặn dò nhân dân hãy: "Đồng tâm nhất trí góp sức với Chình phủ, thì chúng ta nhất định vượt mọi khó khăn và đạt được mục đích chung: Làm cho Hà Nội thành một Thủ đô yên ổn, tươi vui và phồn vinh. Kể từ đó, Hà Nội đã trở thành trái tim thiêng liêng của Tổ quốc, Thành phố vì hoà bình. Trong suốt chặng đường hành quân lịch sử từ ngày Toàn quốc kháng chiến đến Ngày trở về giải phóng Thủ đô, vượt qua biết bao gian khổ, hy sinh, quân và dân Hà Nội đã lập nên mốc son chói lọi làm nức lòng quân và dân cả nước, để lại những bài học quý giá cho những chặng hành quân tiếp theo trên con đường đọc lập, dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tiến tới mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh" mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.
2. Ý nghĩa của ngày giải phóng Thủ đô 10/10
Hơn nửa thế kỷ trôi qua, giờ đây, biết bao kỷ niệm của tuổi xanh đầy nhiệt huyết về những con người đã làm nên lịch sử, sức mạnh của nhân dân, tinh thần bất khuất của người dân Việt Nam. Ngày 10/10/1954 trở thành một dấu ấn xúc động không quên đối với các thế hệ người dân Việt Nam. Đây là một mốc son trong lịch sử xây dựng và phát triển của Thủ đô và đất nước, đánh dấu một bước ngoặt có ý nghĩa to lớn, mở ra thời kỳ phát triển mới, nhân dân lao động được làm chủ vận mệnh của mình, phấn khởi bước vào xây dựng xã hội mới - xã hội chủ nghĩa.
Từ một thành phố đã chịu nhiều tổn thương từ chiến tranh, giờ đây, Hà Nội đang phát triển từng ngày để xứng đáng là trung tâm về kinh tế, văn hoá, giáo dục và khoa học, có vị trí hàng đầu của cả nước. Chính quyền và người dân Hà Nội đang ra sức xây dựng Thủ đô hoà bình, Thủ đô "ngàn năm văn hiến".
Sự kiện giải phóng Thủ đô 10/10 không chỉ mở ra một trang mới đầy tươi sáng cho Thủ đô Hà Nội mà còn mang đến nhiều bài học từ sự chiến thắng.
Thứ nhất, đó là bài học về xác định rõ vai trò của Thủ đô trong triến trình kháng chiến chống thực dân Pháp và mối quan hệ giữa Thủ đô và cả nước. Hà Nội là "trái tim" của đất nước Việt Nam, là địa bàn chiến lược quan trọng. Chọn Hà Nội là địa phương mở đầu Toàn quốc kháng chống thực dân Pháp xâm lược là một quyết định đúng đắn, sáng suốt của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Chính phủ. Quán triệt phương châm vừa kháng chiến vừa kiến quốc của Đảng, trong quá trình kháng chiến, Hà Nội đã phát huy cao độ khả năng và tinh thần tự lực tự cường; đồng thời luôn phối hợp với chiến trường cả nước, góp phần quan trọng vào thắng lợi chung với tinh thần "Hà Nội vì cả nước, cả nước vì Hà Nội".
Thứ hai, bài học về chuẩn bị tốt mọi mặt đợi thời cơ đến, thực hành tiếp quản thắng lợi, hoàn thành sự nghiệp giải phóng Thủ đô. Không phải đánh vào Hà Nội mà vẫn giải phóng Thủ đô một cách nguyên vẹn, đó là kết quả của sự lãnh đạo tài tình đến từ Đảng và Hồ Chủ tịch, tài thao lược của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Việc tiếp quản Thủ đô, giải phóng hoàn toàn Hà Nội có một ý nghĩa hết sức trọng đại đối với sự nghiệp kháng chiến của cả nước. Nhận thức rõ tầm quan trọng đó, Thành uỷ Hà Nội đã chuẩn bị kế hoạch tiếp quản thành phố một cách vô cùng chu đáo. Ngày 17/9/1954, theo quyết định của Chính Phủ, Uỷ ban Quân chính Hà Nội được thiết lập, bộ máy tiếp quản được tổ chức. Trung ương ban hành và phổ biến cho cán bộ tiếp quản các chỉ thị: "Bảo vệ thành phố mới được giải phóng" cùng "08 chính sách đối với thành phố mới được giải phóng" và "10 điều kỷ luật của bộ đội, nhân viên công tác khi vào thành phố mới được giải phóng". Uỷ ban quân chính đã chuẩn bị một lực lượng quân - dân đủ mạnh để phòng và khắc phục mọi hậu quả âm mưu phá hoạt của kẻ địch gây ra. Để khắc phục những khó khăn, nhất là về mặt đời sống vật chất của nhân dân trong những ngày mới giải phóng, Uỷ ban Quân chính thống nhất ban hành chủ trường: ngoài nhiệm vụ chính là sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Thành phố, lực lượng vũ trang nhân dân Thủ đô cần tích cực tham gia mọi hoạt động giúp đỡ nhân dân, nhanh chóng phục hồi sản xuất, góp phần khôi phục nền kinh tế, tăng cường mối quan hệ đoàn kết quân - dân cả nước.
Có thể nói, ngày giải phóng Thủ đô 10/10/1954 là một mốc son sáng chói đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của thực dân Pháp tại Việt Nam, mở ra thời kỳ phát triển mới của Thủ đô và đất nước.
Người đăng tin: Đỗ Thành công chức văn hóa
Đăng lúc: 09/10/2023 00:00:00 (GMT+7)
Lịch sử, ý nghĩa ngày giải phóng Thủ đô Hà Nội 10/10/1954
Ngày 10/10/1954 là ngày giải phóng thủ đô - một ngày lịch sử đã khắc sâu trong lòng người dân thủ đô Hà Nội. Sau đây, hãy cùng Luật Minh Khuê tìm hiểu về lịch sử và ngày giải phóng thủ đô 10/10 nhé.
1. Lịch sử ngày giải phóng thủ đô 10/10/1954
Sau thời gian dài kháng chiến gian khổ, ngày 20/7/1954, Hội nghị Giơnevơ kết thúc,Hiệp định Giơnevơ về đình chiến ở Đông Dương được ký kết, điều này đồng nghĩa với việc thực dân Pháp phải rút hết quân khỏi Đông Dương. Mặc dù vậy, Hà Nội vẫn còn nằm trong khu vực tập kết của quân đội Pháp trong 80 ngày. Lợi dụng khoảng thời gian cuối cùng này, quân Pháp ráo riết tổ chức các hoạt động phá hoại Thủ đô về mọi mặt. Trước sức mạnh và sự đoàn kết keo sơn của quân và dân Hà Nôi, cuối tháng 9/1954, Bộ Chỉ huy quân chiếm đóng Pháp chấp nhận rút khỏi thành phố đúng thời hạn. Đồng thời, qua nhiều ngày đấu tranh sôi nổi, các hiệp định về chuyển giao Hà Nội được ký kết ngày 30/9/1954 và ngày 2/10/1954 tại Uỷ ban Liên hợp đình chiến Trung ương. Sau đó, Chính Phủ đã phái các đội công an, trật tự, cảnh vệ, hành chính vào Hà Nội để chuẩn bị việc tiếp quản thành phố. Lúc này, theo nghị quyết ngày 17/9/1954 của Hội đồng Chính phủ, Uỷ ban quân chính thành phố Hà Nội được thành lập với nhiệm vụ tiếp quản Hà Nộido thiếu tướng Vương Thừa Vũ, tư lệnh sư đoàn Quân Tiên Phong làm Chủ tịch và bác sỹ Trần Duy Hưng làm Phó Chủ tịch.
Theo kế hoạch, sáng 8/10/1954, các đơn vị quân đội chia nhiều đường tiến vào ngoại thành Hà Nội. Đến 16 giờ 30 phút thì đã tiến đến đường Đê La Thành, Vĩnh Tuy, Bạch Mai, Ngã Tư Sở, Ô Cầu Giấy và Nhật Tân. Đến 6 giờ sáng ngày 9/10/1954, bộ đội ta đi theo nhiều đường từ ngoại thành tiến vào nội thành chia làm nhiều cánh quân tiến vào 5 cửa ô chính rồi từ đó toả đi các nơi, quân Pháp rút đến đâu, bộ đội ta tiến vào tiếp quản đến đó. Đúng 16 giờ 30 phút ngày 9/10/1954, những người lính Pháp cuối cùng rút hết qua cầu Long Biên, quân ta hoàn toàn kiểm soát thành phố. Bộ đội ta tiến đến đâu, nhân dân ta đổ ra hai bên đường, phất cờ, tung hoa, reo mừng không ngớt. Cổng chào, khẩu hiệu dựng lên khắp các nẻo đường, cờ đỏ sao vàng rực rỡ, phấp phới bay trên các tầng nhà.
Đến sáng ngày 10/10/1954 - ngày của kỷ niệm hào hùng, Trung đoàn Thủ đô thuộc Đại đoàn 308 tiến vào tiếp quản Hà Nội trong rừng cờ hoa rực rỡ, trong tiếng reo hò của hàng chục vạn người dân. 5 giờ sáng ngày hôm ấy,nhân dân Thủ đô quần áo chỉnh tề, mang cờ, hoa, ảnh Bác Hồ, xếp thành hàng trật tự, theo từng công sở, xí nghiệp, trường học, khu phố,... kéo tới những con đường chờ đón đoàn quân sẽ diễu qua. Đoàn xe đầu tiên do Thiếu tướng Vương Thừa Vũ và bác sỹ Trần Duy Hưng dẫn đầu.
Đến 8 giờ sáng cùng ngày, cánh quân phía Tây xuất phát từ Quần Ngựa (nay là Cung Thể thao Hà Nội, phố Quần Ngựa). Đó là những chiến sĩ bộ binh của Trung đoàn Thủ đô, mang trên ngực huy hiệu "Chiến sĩ Điện Biên Phủ" trở về với thành phố quê hươngdo Trung đoàn trưởng Nguyễn Quốc Trị - anh hùng quân đội dẫn đầu. Các chiến sĩ diễu binh qua các phố Kim Mã, Hàng Đẫy, Cửa Nam, Hàng Bông, Hàng Đào, Hàng Ngang... đến 9 giờ 45 phút tiến vào Cửa Đông của thành phố Hà Nội.
Lúc này, 8 giờ 45 phút, cánh quân phía Nam thuộc hai trung đoàn 88 và 36cũng xuất phát từ Việt Nam học xá (nay thuộc trường Đại học Bách Khoa), đi qua Bạch Mai, phố Hiếu, diễu binh qua Hồ Gươm rồi vòng lại chiếm lĩnh toàn bộ khu Đồn Thuỷ (Bệnh viện Hữu Nghị ngày nay) và khu Đấu Xảo (Cung Văn hoá Lao động Hữu Nghị ngày nay).
Đến 9 giờ 30 phút, Đoàn Cơ giới và Pháo binh xuất phát từ Bạch Mai, đi qua phố Huế đến bờ hồ, đi qua Hàng Đào, Hàng Ngang, chợ Đồng Xuân, rẽ sang đường Cửa Bắc và tiến vào thành phố lúc 10 giờ 45 phút.
Các đơn vị bộ đội ta đi đến đâu, gương mặt thành phố như bừng sáng đến đó. Đến 15 giờ, còi trên nóc Nhà hát Thành phố nổi lên một hồi dài. Hàng trăm nghìn người dân Thủ đô dự Lễ chào cờ do Uỷ ban Quân chính tổ chức tại sân vận động Cột Cờ với sự tham gia của các đơn vị quân đội. Sau Lễ chào cờ, Chủ tịch Uỷ ban Quân chính Vương Thừa Vũ trân trọng đọc lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào thủ đô nhân ngày thiêng liêng lịch sử. Mở đầu Lời kêu goi, Người viết: "Tám năm qua, Chính phủ phải xa rời Thủ đô để kháng chiến cứu nước. Tuy xa nhau, nhưng lòng Chính Phủ luôn luôn gần cạnh đồng bào...", tất cả mọi người đều rưng rưng xúc động. Ngày 10/10/1954 đã trở thành cột mốc lịch sử, ghi nhận bao nỗ lực, cố gắng, ghi nhận cả những mất mát, hy sinh mà quân và dân ta đã trải qua để giải phóng Thủ đô.
Trong không khí vui mừng của ngày lễ lịch sử, đồng chí Vương Thừa Vũ - Chủ tịch Uỷ ban Quân chính Thành phố Hà Nội đã vinh dự đọc lá thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào Thủ đô, Người dặn dò nhân dân hãy: "Đồng tâm nhất trí góp sức với Chình phủ, thì chúng ta nhất định vượt mọi khó khăn và đạt được mục đích chung: Làm cho Hà Nội thành một Thủ đô yên ổn, tươi vui và phồn vinh. Kể từ đó, Hà Nội đã trở thành trái tim thiêng liêng của Tổ quốc, Thành phố vì hoà bình. Trong suốt chặng đường hành quân lịch sử từ ngày Toàn quốc kháng chiến đến Ngày trở về giải phóng Thủ đô, vượt qua biết bao gian khổ, hy sinh, quân và dân Hà Nội đã lập nên mốc son chói lọi làm nức lòng quân và dân cả nước, để lại những bài học quý giá cho những chặng hành quân tiếp theo trên con đường đọc lập, dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tiến tới mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh" mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.
2. Ý nghĩa của ngày giải phóng Thủ đô 10/10
Hơn nửa thế kỷ trôi qua, giờ đây, biết bao kỷ niệm của tuổi xanh đầy nhiệt huyết về những con người đã làm nên lịch sử, sức mạnh của nhân dân, tinh thần bất khuất của người dân Việt Nam. Ngày 10/10/1954 trở thành một dấu ấn xúc động không quên đối với các thế hệ người dân Việt Nam. Đây là một mốc son trong lịch sử xây dựng và phát triển của Thủ đô và đất nước, đánh dấu một bước ngoặt có ý nghĩa to lớn, mở ra thời kỳ phát triển mới, nhân dân lao động được làm chủ vận mệnh của mình, phấn khởi bước vào xây dựng xã hội mới - xã hội chủ nghĩa.
Từ một thành phố đã chịu nhiều tổn thương từ chiến tranh, giờ đây, Hà Nội đang phát triển từng ngày để xứng đáng là trung tâm về kinh tế, văn hoá, giáo dục và khoa học, có vị trí hàng đầu của cả nước. Chính quyền và người dân Hà Nội đang ra sức xây dựng Thủ đô hoà bình, Thủ đô "ngàn năm văn hiến".
Sự kiện giải phóng Thủ đô 10/10 không chỉ mở ra một trang mới đầy tươi sáng cho Thủ đô Hà Nội mà còn mang đến nhiều bài học từ sự chiến thắng.
Thứ nhất, đó là bài học về xác định rõ vai trò của Thủ đô trong triến trình kháng chiến chống thực dân Pháp và mối quan hệ giữa Thủ đô và cả nước. Hà Nội là "trái tim" của đất nước Việt Nam, là địa bàn chiến lược quan trọng. Chọn Hà Nội là địa phương mở đầu Toàn quốc kháng chống thực dân Pháp xâm lược là một quyết định đúng đắn, sáng suốt của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Chính phủ. Quán triệt phương châm vừa kháng chiến vừa kiến quốc của Đảng, trong quá trình kháng chiến, Hà Nội đã phát huy cao độ khả năng và tinh thần tự lực tự cường; đồng thời luôn phối hợp với chiến trường cả nước, góp phần quan trọng vào thắng lợi chung với tinh thần "Hà Nội vì cả nước, cả nước vì Hà Nội".
Thứ hai, bài học về chuẩn bị tốt mọi mặt đợi thời cơ đến, thực hành tiếp quản thắng lợi, hoàn thành sự nghiệp giải phóng Thủ đô. Không phải đánh vào Hà Nội mà vẫn giải phóng Thủ đô một cách nguyên vẹn, đó là kết quả của sự lãnh đạo tài tình đến từ Đảng và Hồ Chủ tịch, tài thao lược của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Việc tiếp quản Thủ đô, giải phóng hoàn toàn Hà Nội có một ý nghĩa hết sức trọng đại đối với sự nghiệp kháng chiến của cả nước. Nhận thức rõ tầm quan trọng đó, Thành uỷ Hà Nội đã chuẩn bị kế hoạch tiếp quản thành phố một cách vô cùng chu đáo. Ngày 17/9/1954, theo quyết định của Chính Phủ, Uỷ ban Quân chính Hà Nội được thiết lập, bộ máy tiếp quản được tổ chức. Trung ương ban hành và phổ biến cho cán bộ tiếp quản các chỉ thị: "Bảo vệ thành phố mới được giải phóng" cùng "08 chính sách đối với thành phố mới được giải phóng" và "10 điều kỷ luật của bộ đội, nhân viên công tác khi vào thành phố mới được giải phóng". Uỷ ban quân chính đã chuẩn bị một lực lượng quân - dân đủ mạnh để phòng và khắc phục mọi hậu quả âm mưu phá hoạt của kẻ địch gây ra. Để khắc phục những khó khăn, nhất là về mặt đời sống vật chất của nhân dân trong những ngày mới giải phóng, Uỷ ban Quân chính thống nhất ban hành chủ trường: ngoài nhiệm vụ chính là sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Thành phố, lực lượng vũ trang nhân dân Thủ đô cần tích cực tham gia mọi hoạt động giúp đỡ nhân dân, nhanh chóng phục hồi sản xuất, góp phần khôi phục nền kinh tế, tăng cường mối quan hệ đoàn kết quân - dân cả nước.
Có thể nói, ngày giải phóng Thủ đô 10/10/1954 là một mốc son sáng chói đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của thực dân Pháp tại Việt Nam, mở ra thời kỳ phát triển mới của Thủ đô và đất nước.
Người đăng tin: Đỗ Thành công chức văn hóa
Vùng thủ đô Hà Nội là một trong hai vùng đô thị Việt Nam theo quy hoạch của Bộ Xây dựng nhằm định hướng phát triển đô thị (tránh nhầm lẫn với 6 "vùng kinh tế - xã hội", hay 4 "vùng kinh tế trọng điểm" do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập nhằm quản lý kinh tế - xã hội). Vùng thủ đô Hà Nội lấy thành phố Hà Nội làm đô thị trung tâm và các thành phố, thị xã của các tỉnh lân cận Hà Nội làm đô thị vệ tinh. Không gian quy hoạch của vùng thủ đô Hà Nội hiện nay bao trùm thành phố Hà Nội và 9 tỉnh là Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam và Hòa Bình với diện tích tự nhiên khoảng 24.314,7 km².[2] Dân số năm 2012 khoảng 17 triệu người, dự báo đến năm 2020: 18,2 - 20,2 triệu người, năm 2030: 20,5 - 22,9 triệu người.
Cùng với Vùng đô thị Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Xây dựng và Chính phủ Việt Nam định hướng phát triển 2 vùng đô thị này trở thành các siêu đô thị và đại đô thị tầm cỡ khu vực và thế giới. Trong đó, Vùng Thủ đô Hà Nội được định hướng thành một "vùng đô thị cực lớn" (Mega Urban Region).[3]
Các đô thị trong vùng thủ đô Hà Nội đã hình thành một cách tự nhiên từ thập niên 1990 với sự phát triển của mạng giao thông từ Hà Nội sang các tỉnh lân cận, cũng như sự đô thị hóa nhanh chóng ở các địa phương trong vùng, thành lập các khu công nghiệp và khu đô thị mới phụ trợ cho Hà Nội. Tuy nhiên, mãi tới đầu thập niên 2000 mới có nghiên cứu do Bộ Xây dựng Việt Nam chủ trì về việc quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Nghiên cứu có tham khảo kinh nghiệm quốc tế và ý kiến đóng góp của chuyên gia nước ngoài.
Tháng 5 năm 2008, theo đề nghị số 11/TTr-BXD ngày 6 tháng 3 năm 2008 của Bộ Xây dựng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chính thức ban hành quyết định số 490/QĐ-TTg[4] thành lập Vùng thủ đô Hà Nội và quy hoạch định hướng phát triển vùng đô thị này đến năm 2020 tầm nhìn 2050. Khi đó, phạm vi quy hoạch của Vùng Thủ đô Hà Nội chỉ bao gồm thủ đô Hà Nội và 7 tỉnh: Hà Tây(đã được sát nhập vào Hà Nội), Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nam và Hòa Bình với diện tích tự nhiên khoảng 13.436 km2. Phạm vi nghiên cứu bao gồm các vùng kinh tế - xã hội gồm: vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và các khu vực liên quan đến không gian phát triển kinh tế xã hội của vùng.
Đến tháng 11 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ lại ban hành quyết định số 1758/QĐ-TTg[5] điều chỉnh quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội theo đề nghị của Bộ Xây dựng. Phạm vi của vùng được tăng lên gồm Thủ đô Hà Nội và 09 tỉnh là: Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên và Bắc Giang (tăng thêm 03 tỉnh là Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang) có tổng diện tích 24.314,7 km2 với dân số toàn vùng năm 2010 vào khoảng 17 triệu người.
Tháng 5 năm 2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc căn cứ theo đề nghị bổ sung của Bộ Xây dựng lại tiếp tục ban hành quyết định 768/QĐ-TTg[6] điều chỉnh quy hoạch Vùng Thủ đô đến năm 2030 tầm nhìn 2050. Theo đó, số tỉnh thành của Vùng Thủ đô Hà Nội vẫn giữ nguyên là 10 tỉnh, thành phố. Tuy nhiên định hướng phát triển đô thị của từng địa phương đã được quy định cụ thể hơn về vai trò, cũng như đặc trưng, lợi thế riêng và việc chia sẻ chức năng, hỗ trợ phát triển lẫn nhau của các đô thị trong toàn vùng.
Hiện nay, Vùng Thủ đô Hà Nội gồm có Thành phố Hà Nội là trung tâm và 9 tỉnh lân cận, là:
Vùng thủ đô Hà Nội nằm gọn trong khu vực Miền Bắc (Việt Nam).
Hiện nay, toàn vùng có 29 đô thị lớn:
Từ nay tới năm 2050, vùng thủ đô Hà Nội sẽ được đầu tư phát triển theo hướng hình thành ba tiểu vùng đô thị trực thuộc: Đó là vùng đô thị trung tâm, vùng đô thị phụ cận (trong phạm vi từ 25 dến 30 km từ vùng đô thị trung tâm) và vùng đô thị vệ tinh ở ba phía: Tây, Đông và Đông Nam, Bắc và Đông Bắc.
Bốn thành phố trong đó có đô thị trung tâm là Hà Nội ngoài ra còn có ba đô thị vệ tinh là Vĩnh Yên, thành phố Bắc Ninh và thành phố Hải Dương sẽ là 4 đô thị đối trọng nhau có chức năng và nhiệm vụ như nhau, đô thị Vĩnh Phúc, đô thị Bắc Ninh và đô thị Hải Dương sẽ giảm áp lực về cả dân số và hạ tầng cho Hà Nội. Các đô thị phía Tây sẽ là nơi phát triển dịch vụ và công nghệ cao.
Tại thời điểm năm 2006, dân số toàn vùng thủ đô Hà Nội là 12,462 triệu người trong đó 3,26 triệu người sống ở khu vực thành thị. Dân số năm 2012 khoảng 17 triệu người, dự báo đến năm 2020: 18,2 - 20,2 triệu người, năm 2030: 20,5 - 22,9 triệu người.
Cột cờ Hà Nội là công trình lịch sử đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa vô cùng to lớn trong lịch sử của Thủ đô nói riêng và Việt Nam nói chung.
Địa chỉ: 28A Đường Điện Biên Phủ, Phường Điện Biên, Quận Ba Đình, Hà Nội
Cột cờ Hà Nội còn được gọi là Kỳ đài Hà Nội, tọa lạc tại số 28A đường Điện Biên Phủ, nằm trong khuôn viên của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Ban đầu, vị trí công trình này là nền đất cũ của thành Tam Môn dưới thời kỳ nhà Lê.
Vì vậy, trong các tour tham quan Hoàng thành Thăng Long thì Cột cờ Hà Nội sẽ là điểm dừng chân đầu tiên. Từ đây, du khách sẽ được hướng dẫn để di chuyển theo đường “ngư đạo”, đến tham quan Đoan Môn rồi tới Điện Kính Thiên là vị trí đầu não, quan trọng nhất của Hoàng Thành xưa.
Giờ mở cửa: 9h00 - 17h00 (từ thứ Ba đến Chủ nhật, trừ thứ Hai)
Giá vé vào tham quan Cột cờ Hà Nội sẽ áp dụng với từng đối tượng, bạn có thể tham khảo thông tin dưới đây từ MIA.vn:
- Người trưởng thành: 20.000 VNĐ/vé
- Người lớn tuổi (trên 60 tuổi): 10.000 VNĐ/vé
- Học sinh, sinh viên: 10.000 VNĐ/vé
- Học sinh dưới 15 tuổi: Miễn phí vé
- Người có công với cách mạng: Miễn phí vé
Bạn lưu ý là cần mang theo giấy tờ tùy thân để chứng minh tuổi tác thì nhân viên mới áp dụng đúng mức giá vé được.
Công trình Cột cờ Hà Nội nằm ở khu vực trung tâm thành phố, cách Hồ Hoàn Kiếm chỉ chưa tới 1km. Vì vậy nên bạn có thể dễ dàng di chuyển đến đây bằng cả phương tiện cá nhân và công cộng.
Nếu di chuyển bằng ô tô, xe máy tự lái và xuất phát tại Hồ Hoàn Kiếm thì bạn nên đi theo hướng Tràng Thi, đến Cửa Nam rẽ sang đường Điện Biên Phủ. Tiếp theo, bạn đi thẳng đến ngã 3 Điện Biên Phủ - Nguyễn Tri Phương là tới Cột cờ Hà Nội.
Còn nếu bạn không rành đường xá thì nên chọn đi phương tiện công cộng như taxi, gọi xe công nghệ (Grab, Gojek, Be…) hoặc bắt xe buýt. Một số tuyến xe buýt có điểm dừng gần cột cờ Hà Nội là số 01, số 18, số 32, số 34, số 45. Buýt dừng ở đường Điện Biên Phủ, bạn đi bộ một đoạn ngắn là tới nơi.
Xem thêm: Du lịch Hà Nội, hành trình trở về quá khứ nghìn năm văn hiến
Cột cờ Hà Nội được khởi công xây dựng vào năm 1805, dưới thời phong kiến nhà Nguyễn. Công trình này tốn 7 năm để hoàn thành. Đến nay, cột cờ đã có tuổi đời hơn 200 năm gắn bó với mảnh đất thủ đô, trải qua biết bao nhiêu thăng trầm lịch sử vẫn đứng sừng sững, hiên ngang giữa đất trời.
Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Cột cờ Hà Nội được quân đội ta sử dụng như một đài quan sát để nắm thông tin nội và ngoại thành. Sau chiến thắng vang dội của Cách mạng tháng Tám năm 1945, lần đầu tiên trên cột cờ Hà Nội tung bay phấp phới quốc kỳ cờ đỏ sao vàng của Việt Nam.
Đến năm 1954, sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp toàn thắng, một lần nữa Quốc kỳ được tung bay trên cột cờ. Đến năm 1989, công trình này được Chính phủ công nhận là Di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia.
Đến với di tích lịch sử Cột cờ Hà Nội, bạn sẽ được chiêm ngưỡng lối kiến trúc độc đáo, đừng từ trên đỉnh phóng tầm mắt ngắm nhìn ngắm Thủ đô ngàn năm văn hiến.
Cột cờ Hà Nội có tổng chiều cao khoảng 41.4m (tính cả phần trụ treo cờ). Vì vậy nên từ xa, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy công trình này. Kết cấu cột cờ gồm có 3 tầng đế và 1 tòa tháp, kết nối giữa các tầng là cầu thang xoắn.
Thiết kế các tầng đế cột cờ đều theo hình chóp vuông cụt, diện tích nhỏ dần từ dưới lên trên, xếp chồng lên nhau. Tầng 1 cao 3.1m, kích thước mỗi cạnh là 42.5m. Tầng 2 cao 3.7m, kích thước cạnh là 27m, gồm 4 cửa trong đó có 3 cửa đắp chữ: Hướng Minh (cửa phía Nam), Ngênh Húc (cửa phía Đông) và Hồi Quang (cửa phía Tây). Tầng 3 cao 5.1m, kích thước các cạnh là 12.8m, có cửa đi lên cầu thang hướng về phía Bắc.
Phần tháp của Cột cờ Hà Nội cao 18.2m, cạnh đáy rộng 2m, xây dựng dạng hình trụ 8 cạnh, nhỏ dần lên trên. Hình dáng của đỉnh cột cờ giống như một lầu bát giác, chiều cao 3.3m, 8 cạnh có 8 cửa sổ mở ra 8 phía. Chính giữa tháp dựng thêm một hình trụ đường kính 40cm, cao lên đến đỉnh để cắm cờ.
Trên đỉnh tháp treo lá Quốc kỳ có diện tích 24m2 (rộng 4m, dài 6m) được may bằng chất liệu vải phi bóng. Các góc Quốc kỳ được trần quả trám để tăng độ bền, có khả năng chống chịu những trận gió lớn. Hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên đỉnh cột cờ đã trở thành biểu tượng thiêng liêng, hào hùng của dân tộc Việt Nam, khiến chúng ta vô cùng tự hào khi có dịp được chiêm ngưỡng tận mắt.
Thiết kế bên trong cột cờ Hà Nội khá độc đáo, có tới 39 lỗ thông hơi nên ánh sáng bên ngoài dễ dàng lọt vào theo dạng hình dẻ quạt. Vì vậy nên đến đây vào ban ngày, có rất nhiều góc siêu ảo để bạn tha hồ check-in chụp ảnh.
Để lên tới đỉnh tháp, bạn sẽ cần đi qua một cầu thang xoắn 54 bậc bằng đá. Cầu thang nhuốm màu thời gian, vẻ đẹp xưa cũ và hoài niệm. Không khí tại đây rất vintage, cũng là góc chụp hình cực kỳ ấn tượng được nhiều bạn trẻ yêu thích.
Được xây dựng với lối thiết kế cân xứng nhau bằng chất liệu đá nguyên khối nên mức nhiệt độ bên trong cột cờ Hà Nội luôn rất mát mẻ, dễ chịu, kể cả giữa trời mùa hè oi nóng. Bên cạnh đó, thiết kế các cửa lên xuống tại đây cũng được bố trí rất khoa học, hoàn toàn không xảy ra tình trạng nước mưa chảy vào bên trong lòng tháp.
Đến với Cột cờ Hà Nội, bạn cũng đừng quên tham quan khuôn viên của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Tại đây trưng bày rất nhiều hiện vật chiến tranh quan trọng, khắc họa lại một giai đoạn lịch sử đau thương nhưng cũng vô cùng hào hùng của dân tộc. Tại đây, bạn sẽ được ngắm nhìn tận mắt những chiếc xe tăng, máy bay trực thăng, vỏ bom đạn…
Lên tới Kỳ đài, bạn có thể dễ dàng phóng tầm mắt để ngắm nhìn khung cảnh thủ đô:
- Hướng Bắc: Đoan Môn, Lầu Công Chúa, Cửa Bắc
- Hướng Đông: Hồ Hoàn Kiếm, Bưu điện thành phố
- Hướng Tây: Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quảng trường Ba Đình
- Hướng Nam: Thành phố đông đúc, nhộn nhịp
Để thuận tiện di chuyển, tham quan các địa điểm nổi tiếng của thủ đô Hà Nội thì bạn nên tìm khách sạn lưu trú ở khu vực trung tâm. Dưới đây là một số gợi ý từ MIA.vn:
Địa chỉ: Số 46 Nguyễn Trường Tộ, Phường Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội
Mức giá tham khảo: Từ 1.400.000 VNĐ/ đêm
Dolce by Wyndham Hanoi Golden Lake
Địa chỉ: B7 Giảng Võ, Phường Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội
Mức giá tham khảo: 2.300.000 VNĐ/ đêm
Địa chỉ: Số 287 Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội
Mức giá tham khảo: 1.200.000 VND/ đêm
Trên đây là những thông tin để bạn tham khảo trước khi đến tham quan Cột cờ Hà Nội. Cẩm nang du lịch MIA.vn chúc bạn có một hành trình thật thú vị khi đến với mảnh đất Thủ đô.
Tham dự sự kiện này có các đồng chí: Vũ Thu Hà - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội; Phạm Tuấn Long - Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm; Đặng Thanh Tùng, Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước; cùng nhiều nhà sử học, nhà khoa học, chuyên gia.
Phát biểu tại Lễ khai mạc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long cho biết, với mục đích tuyên truyền tới các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ về ý nghĩa lịch sử và truyền thống đấu tranh cách mạng kiên cường, bất khuất của dân tộc ta và hướng tới chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm phối hợp với Trung tâm Lưu trữ quốc gia I - Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức triển lãm trực tuyến với tên gọi “Hỡi đồng bào Thủ đô”, trưng bày và giới thiệu một số tư liệu tiêu biểu lần đầu tiên được công bố tại triển lãm tới công chúng về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Ngày Giải phóng Thủ đô.
Triển lãm được thực hiện với hình thức trực tuyến, áp dụng công nghệ số, vừa thể hiện sự năng động, đổi mới từng ngày của Thủ đô, vừa giữ lại được những nét truyền thống qua từng bức ảnh tư liệu quý giá được trưng bày. Đây là một hoạt động có ý nghĩa thiết thực trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) của quận Hoàn Kiếm nói riêng và Thủ đô Hà Nội nói chung.
"Để tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 09 của Thành ủy Hà Nội về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045, trong thời gian tới, quận Hoàn Kiếm sẽ tiếp tục tập trung thực hiện công tác bảo tồn, phát huy và quảng bá hơn nữa các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn quận tới người dân, du khách trong và ngoài nước thông qua các hoạt động văn hóa, sự kiện, lễ hội…", Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long cho hay.
"Hỡi đồng bào Thủ đô!", câu nói quen thuộc này đã trở thành biểu tượng sống động của tinh thần đoàn kết và ý chí quật cường trong suốt cuộc kháng chiến chống Pháp ở Hà Nội. Nó vang vọng qua từng giai đoạn lịch sử, từ những ngày đầu chống Pháp đầy gian khó, qua cao trào Cách mạng tháng Tám sôi sục, đến cuộc kháng chiến 9 năm đầy hy sinh, và cuối cùng là thời khắc huy hoàng của Ngày Giải phóng Thủ đô.
Triển lãm trực tuyến “Hỡi đồng bào Thủ đô” chia làm 3 phần. Phần 1 - Hà Nội cháy, khói lửa ngập trời: Giới thiệu những tài liệu, hình ảnh về giai đoạn đầu cuộc xâm lược của thực dân Pháp tại Hà Nội.
Phần 2 - Hà Nội vùng đứng lên: Giới thiệu tài liệu, hình ảnh về các cuộc đấu tranh cách mạng tại Hà Nội từ năm 1930 đến 1954.
Phần 3 - Hà Nội ngày về chiến thắng: Giới thiệu tài liệu, hình ảnh ngày giải phóng, vang mãi khúc khải hoàn ca. Những hình ảnh về ngày giải phóng 10/10/1954 được tái hiện sống động với hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên Cột cờ Hà Nội, đánh dấu sự kết thúc 9 năm trường kỳ kháng chiến của dân tộc ta.
Ban Tổ chức hy vọng, triển lãm dưới hình thức 3D trực tuyến giúp người xem có thể trải nghiệm không gian Hà Nội trong cuộc kháng chiến chống Pháp ở mọi lúc, mọi nơi.
Đồng thời, triển lãm sẽ mang lại hiệu ứng tốt, có tính giáo dục, lan tỏa mạnh mẽ trong đông đảo công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ. Từ đó, họ có cơ hội được tìm hiểu lịch sử dưới góc nhìn chân thực từ tài liệu lưu trữ.