Gửi bì thư ở Nhật Bản khá là tiết kiệm nếu bạn gửi món đồ dưới 4kg so với nhiều dịch vụ gửi đồ ở Nhật như Yamato (con mèo đen), Sagawa, Bưu điện. Việc hiểu cách gửi bì thư đúng cách có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian và đảm bảo thư từ của bạn được giao đến địa chỉ mong muốn một cách nhanh chóng. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách gửi bì thư ở Nhật hãy tham khảo ngay nhé!
Gửi bì thư ở Nhật Bản khá là tiết kiệm nếu bạn gửi món đồ dưới 4kg so với nhiều dịch vụ gửi đồ ở Nhật như Yamato (con mèo đen), Sagawa, Bưu điện. Việc hiểu cách gửi bì thư đúng cách có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian và đảm bảo thư từ của bạn được giao đến địa chỉ mong muốn một cách nhanh chóng. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách gửi bì thư ở Nhật hãy tham khảo ngay nhé!
Cần xác định gói hàng bạn cần gửi như thế nào, để mua bì thư phù hợp. Có các loại bì thư như sau:
– Khối lượng không quá 4kg và không giới hạn độ dày. Cho đồ trong khả năng bì thư có thể cho vào là được
– Có thể bỏ ở hòm thư hoặc mang vào gửi ở quầy bưu điện. Nếu gói hàng không cho vào miệng hòm thư được thì bạn cần mang tới quầy bưu điện
– Bạn có thể kí gửi tại bất kỳ hòm thư bưu điện 〒 hoặc gửi ở quầy giao dịch bưu điện
– Thời gian gửi: Nhanh chóng, trong cùng khu vực các tỉnh gần nhau thì chỉ 1 ngày là tới
Trên bì thư có ghi độ dày và khối lượng tối đa cho phép
Sau khi đóng gói hàng hoá và ghi đầy đủ thông tin người gửi, người nhận bạn hãy mang bì thư đi gửi ở hòm thư hoặc ở quầy giao dịch ở bưu điện, hoặc ở combini. Nhớ chụp hoặc lưu lại mã của bì thư để theo dõi hành trình nhé.
Tùy vào loại bì thư mà bạn lựa chọn và khoảng cách cần gửi xa hay gần, với loại bì thư 520 yên và 370 yên thì trong vùng kanto với nhau chỉ 1 ngày (ý là các tỉnh lân cận) còn với loại Smart letter thì lâu hơn 1 chút.
Làm thế nào biết được bì thư của mình đã tới người nhận chưa?
Rất đơn giản, vào trang web của bưu điện để check đường đi của bưu phẩm.
Link tra cứu (tiếng anh): https://www.post.japanpost.jp/index_en.html
Tra cứu hành trình giao hàng qua bưu điện Nhật Bản
Cho đồ vào bì thư thì tùy từng loại bì thư, có loại cần tuân thủ nghiêm ngặt về độ dày, cần tuân thủ. Nếu bì thư dày quá quy định thì khả năng bưu điện không nhận bì thư đó. Vậy nên cần lưu ý việc này
Tiếp theo là ghi địa chỉ người nhận, và thông tin người gửi
Mặc dù gửi bì thư rất tiện lợi và nhanh chóng, giá rẻ nhưng bạn cũng nên lưu ý có một số đồ không nên gửi như: chất lỏng, đồ dễ vỡ, tiền mặt, đồ có giá trị, đồ tươi sống, đồ cấm…
Dịch vụ gửi hàng đi Nhật và gửi hàng từ Nhật về Việt nam của Cường Phát Logistics
Cường Phát Logistics với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực vận chuyển quốc tế sẽ giúp bạn vận chuyển hàng đi Nhật Bản và gửi hàng từ Nhật về Việt nam với chi phí tiết kiệm và nhanh chóng. Mọi thắc mắc cần giải đáp, hỗ trợ quý khách có thể liên hệ chúng tôi theo địa chỉ sau:
Việc đầu tiên Zhang Junyang, 17 tuổi, làm sau khi thức dậy lúc khoảng 6h là uống cà phê đen để tỉnh táo suốt ngày dài học tập.
Nữ sinh trường Thực nghiệm Lushan Binjiang ở thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, bắt đầu uống cà phê vào năm cuối trung học để chuẩn bị cho kỳ thi lớn nhất cuộc đời, cao khảo.
Cao khảo là kỳ thi quan trọng nhất với học sinh trung học, sẽ quyết định các em được trường đại học hay cao đẳng nghề nào chấp nhận. Đây cũng là một trong những kỳ thi khốc liệt nhất thế giới với bốn bài thi: tiếng Anh, tiếng Trung, Toán, một môn tự nhiên tự chọn (Sinh học, Vật lý, Hoá học) hoặc một môn xã hội tự chọn (Lịch sử, Địa lý, Chính trị).
Theo thông lệ, cao khảo diễn ra từ 7 đến 8/6 hàng năm. Ở một số địa phương, kỳ thi có thể kéo dài thêm một ngày.
Học sinh trường Trung học Dongmeng ở thành phố Nam Ninh, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, chuẩn bị cho kỳ thi cao khảo. Ảnh: China Daily
Năm ngoái, Trung Quốc có 10,78 triệu thí sinh tham gia cao khảo - một mức kỷ lục. Tỷ lệ vào đại học đạt hơn 90% ở hầu hết các tỉnh nhưng chưa đến 20% giành được suất vào các đại học hàng đầu.
Ngoài những lớp ban ngày, Zhang còn phải tham gia những lớp tự học buổi tối do trường tổ chức. Ngày học ở trường kết thúc lúc 22h20 và Zhang thường lên giường vào khoảng nửa đêm.
Mỗi tuần, Zhang chỉ có nửa ngày nghỉ vào các sáng chủ nhật. Khi không có lớp tự học ở trường vào các tối thứ bảy, Zhang học tiếng Anh cùng gia sư riêng.
Áp lực học tập căng thẳng mà học sinh trung học đối mặt đã khiến Bộ Giáo dục Trung Quốc phải thực hiện các biện pháp điều chỉnh.
Chính sách giảm kép được đưa ra vào tháng 7 năm ngoái, cấm các khóa phụ đạo cuối tuần, ngày lễ, kỳ nghỉ hè và nghỉ đông. Một quan chức của Bộ hồi cuối tháng 2 cho biết thêm, Luật bảo vệ trẻ vị thành niên khuyến khích trẻ em tận hưởng thời gian để nghỉ ngơi, giải trí và tập thể dục.
Một hướng dẫn riêng do Bộ ban hành vào tháng 1 cho hay các trường trung học nên giúp học sinh giải tỏa gánh nặng học tập bằng cách hạn chế bài tập về nhà, giảm số bài kiểm tra và không công bố xếp hạng học sinh. Trường cũng không được đánh giá giáo viên dựa trên kết quả của học sinh trong kỳ thi cao khảo và việc ghi danh vào các đại học hàng đầu.
Nhưng Zhang vẫn chỉ có hai buổi học thể chất mỗi tuần và không có giờ học nghệ thuật. Em ngủ khoảng sáu tiếng mỗi tối.
"Em luôn buồn ngủ trong các buổi tự học tối, nhưng sẵn sàng tuân thủ thời gian biểu dày đặc, miễn là mang lại kết quả tốt tại cao khảo", Zhang nói.
Zhang cho hay kể từ khi Bộ công bố những yêu cầu mới, khác biệt duy nhất em nhận ra ở trường là giáo viên không còn cho phép học sinh vắng mặt trong những buổi dạy kèm riêng buổi tối.
Lan Huiyun, giáo viên chủ nhiệm ở trường Trung học số 1 quận Shuocheng, thành phố Sóc Châu, tỉnh Sơn Tây, hoan nghênh chính sách giảm kép. Nhưng trường của anh vẫn chưa có biện pháp nào để giảm bớt gánh nặng học tập của học sinh.
Không chỉ học sinh bị áp lực nặng nề trong kỳ thi cao khảo, các giáo viên trung học cũng phải đạt tỷ lệ nhập học cao cho học sinh tại những trường đại học hàng đầu. Thành tích này sẽ quyết định tiền thưởng, danh tiếng, thậm chí triển vọng thăng tiến của giáo viên.
Học sinh của Huiyun chỉ được nghỉ hai tuần một lần, nhưng một số em được bố mẹ cho học thêm thời gian này. Để giúp học sinh tập trung hoàn toàn cho việc học, nhà trường hủy các tiết thể dục và nghệ thuật.
"Tôi cảm thấy học sinh bị cha mẹ, thầy cô và xã hội thúc ép. Hầu hết học sinh không vui vẻ và chỉ học ngày đêm với hy vọng đạt kết quả tốt trong kỳ cao khảo", thầy Huiyun nói.
Zhao Yongqiang, học sinh trong lớp thầy Huiyun, cảm thấy quá mệt khi học 14 tiếng một ngày. Nam sinh 18 tuổi chia sẻ, điểm số của em thuộc nhóm cao nhất lớp nhưng vẫn không chắc cơ hội vào trường top. Năm ngoái, chỉ 50 trong hơn 800 học sinh trường em vào được các đại học hàng đầu.
"Em nghĩ đã học quá nhiều mỗi ngày, nhưng có thể duy trì cho đến kỳ gaokao vào tháng 6", nam sinh nói. "Em thích có thời gian biểu thoải mái hơn nhưng em nghĩ mình sẽ hối tiếc nếu không nỗ lực hết mình từ bây giờ."
Li Mo, bạn cùng lớp Zhao, thỉnh thoảng học đến 2h và dậy lúc 5h30.
"Vài bạn cùng trường chăm chỉ và có điểm cao hơn em, vì thế không có lý do gì để em chểnh mảng", nữ sinh 18 tuổi nói.
Li muốn đạt điểm cao để theo học ngành khảo cổ và tu bổ di tích tại một trường nổi tiếng. Zhao và Li đồng tình với việc giảm gánh nặng cho học sinh cấp ba nhưng cảm thấy việc này đã quá muộn với các em, khi kỳ thi đang tới gần.
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo Trung Quốc, tỷ lệ các trung tâm dạy kèm trực tiếp cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở đã giảm 92%, trong khi số lượng cơ sở dạy thêm trực tuyến giảm 87%.
Một khảo sát do Cục Thống kê Quốc gia thực hiện cho thấy hơn 70% phụ huynh cho biết lượng bài tập về nhà giao cho con cái họ đã giảm rõ rệt, trong khi 85% hài lòng với các dịch vụ ngoại khóa do trường cung cấp.
Các chuyên gia cho rằng, trong khi chính sách giảm kép có những bước tiến đáng kể với học sinh tiểu học và trung học cơ sở, điều này khó đạt hơn với học sinh trung học.
Chen Zhiwen, Tổng biên tập cổng thông tin giáo dục trực tuyến EOL, cho hay cao khảo là con đường chính ghi danh vào đại học, dó đó, giảm tải học tập tại các trường trung học là một thách thức.
Học sinh trường Trung học số 6, Khu tự trị Nội Mông, trong giờ học thể chất tháng trước. Ảnh: China Daily
Tuy nhiên, không phải tất cả các em đều có khả năng theo đuổi nghiên cứu học thuật. Thay vì tập trung toàn bộ tâm trí để lấy điểm cao trong cao khảo, học sinh được khuyên nên khám phá những thứ các em đam mê ngay từ đầu.
Thầy Huiyun cho rằng, cao khảo đã ăn sâu vào học sinh và phụ huynh đến mức họ chú trọng việc học tại các trường đại học nổi tiếng hơn trường nghề. Giáo dục nghề nghiệp cần được cải cách nhiều hơn để những học sinh không có điểm cao khảo tốt vẫn có tương lai đầy hứa hẹn.
"Học nghề cũng quan trọng như nghiên cứu học thuật, giáo dục nghề nghiệp không nên bị kỳ thị", thầy Huiyun nói.
Tết trung thu là một dịp nghỉ rất đặc biệt của người dân xứ sở Kim Chi, đây có thể được coi là “ngày tết chính thức của người Hàn”. Bài viết hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về ngày tết trung thu ở Hàn Quốc.
Chú ý:-> Điều đặc biệt về ngày tết chung thu của Hàn Quốc là: Vào dịp tết chung thu người dân Hàn Quốc được nghỉ ít nhất 3 ngày (cả học sinh cũng được nghỉ), rất nhiều cơ quan, doanh nghiệp, trường học cho nghỉ tới 10 ngày. Nói chung ngày tết trung thu người Hàn coi trọng hơn cả tết âm lịch. Đây được nhà nước Hàn công nhận là những ngày nghỉ quan trọng nhất của năm.
Cũng giống như Việt Nam, tại Hàn Quốc ngày tết trung thu được coi là một ngày lễ lớn, trọng đại được tổ chức trong năm. Ngày tết trung thu trong tiếng Hàn gọi là Chuseok hay còn gọi là lễ hội Chuseook.
Hàng năm, cứ vào ngày 15 tháng 8 âm lịch, tại Hàn Quốc sẽ diễn ra lễ hội lớn nhất được gọi là tết trung thu. Ở Việt Nam chúng ta còn gọi tết trung thu là rằm tháng 8. Trong ngày tết trung thu này, cũng giống như người Việt chúng ta sẽ thưởng thức loại bánh truyền thống trong dịp tết đó là: Bánh nướng và bánh dẻo. Còn tại Hàn Quốc, tết trung thu như một lễ hội mừng mùa bội thu và tất cả người Hàn Quốc đi xa đều quay trở về quê hương, để thưởng thức những món ăn truyền thống trong dịp lễ hội đặc biệt này như: Rượu sindoju hay dongdongju và bánh songpyeon.
Tết trung thu ở Hàn là dịp gia đình tụ họp bên nhau
Trong dịp lễ trung thu này, có lẽ trẻ con là thích thú nhất bởi: Trẻ con Hàn Quốc trong ngày tết trung thu sẽ phải mặc áo truyền thống Hanbok và được vui chơi nhảy múa. Ngày tết trung thu tại Hàn Quốc còn mang ý nghĩa là: Tạ ơn tổ tiên và cầu mong mùa màng bội thu, cuộc sống no đủ.
Ngày tết trung thu hay lễ hội Chuseok Hàn Quốc được bắt nguồn từ ngày Gabae. Ngày Gabae được xuất hiện từ năm 57 trước công nguyên. Đến năm 935 sau công nguyên, khi lễ hội dệt kéo dài 1 tháng được tổ chức giữa 2 đội thi. Kết quả đội nào thắng sẽ có quyền quyết định sự trừng phạt của đội kia. Hiện nay, cuộc thi đó vẫn được tổ chức tại một số nơi trên đất nước Hàn Quốc vào dịp tết trung thu. Đây chính là nét văn hóa tiêu biểu của con người Hàn Quốc.
Trong dịp tết trung thu này, món bánh Songpyeon là món bánh không thể thiếu trong mỗi gia đình người dân xứ sở kim chi. Loại bánh này, được làm từ gạo và có nhân đậu. Bánh có nhiều hình dạng khác nhau như : Trăng lưỡi liềm, hình tròn, hình vuông… và có nhiều màu sắc khác nhau vô cùng bắt mắt. Điều đó hứa hẹn những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với họ.
Người Hàn Quốc rất coi trọng ngày tết trung thu và coi ngày trung thu là ngày hướng về tổ tiên: Là ngày mà họ tỏ lòng tôn kính và biết ơn tổ tiên của mình. Chính vì thế, mà cả gia đình đều chuẩn bị mâm cúng tổ tiên thật tròn đầy và sắp xếp theo đúng nguyên tắc trình tự. Ngoài ra, trong ngày này họ còn đi tảo mộ tổ tiên để tỏ lòng biết ơn.
Điều đặc biệt trong ngày tết trung thu tại Hàn Quốc là: Mặc dù ở mỗi vùng đều có những phong tục tập quán riêng. Nhưng, tất cả họ đều có chung trong điệu múa Ganggangsullae nổi tiếng. Đây là một điệu múa, được tất cả người dân xứ Hàn cùng múa khi trung thu đến. Điệu múa này, không phân biệt già trẻ, gái trai. Tất cả họ sẽ quay thành vòng tròn lớn nhảy múa dưới ánh trăng rằm sáng lung linh.
Trên đây, là những nét truyền thống về ngày tết trung thu tại xứ Hàn. Hy vọng, bạn sẽ được trải nghiệm và khám phá nhiều hơn nữa những nét văn hóa truyền thống đó khi đi du học Hàn Quốc vừa học vừa làm nhé.
korea.net.vn - Website Tư vấn Du học Hàn Quốc uy tín số 1 tại Việt Nam