Chào các bạn, bạn đã biết dịch họ tên tiếng Trung sang tiếng Việt của bạn là như thế nào và có ý nghĩa là gì chưa? Như các bạn đã biết, họ tên vô cùng quan trọng với mỗi người. Có rất nhiều trường phái bói tên, xem xét cuộc sống dựa vào tên, xem số nét viết để đoán vận mệnh, cát hung..v.v… Vì vậy, đặt tên hay sẽ có ảnh hưởng khá lớn tới cuộc sống sau này.
Chào các bạn, bạn đã biết dịch họ tên tiếng Trung sang tiếng Việt của bạn là như thế nào và có ý nghĩa là gì chưa? Như các bạn đã biết, họ tên vô cùng quan trọng với mỗi người. Có rất nhiều trường phái bói tên, xem xét cuộc sống dựa vào tên, xem số nét viết để đoán vận mệnh, cát hung..v.v… Vì vậy, đặt tên hay sẽ có ảnh hưởng khá lớn tới cuộc sống sau này.
Bạn có thể tìm kiếm họ, tên đệm và tên tiếng Việt của mình tại bảng dưới đây mà Quantrimang đã tổng hợp lại được để khám phá ra tên tiếng Trung của mình.
Lưu ý khi dịch tên từ tiếng Việt sang tiếng Trung bạn có thể tham khảo vào bảng tên phía trên mà Quantrimang đã tổng hợp. Tuy nhiên bạn cũng có thể dựa vào ý nghĩa của tên mình để lựa chọn được tên tiếng Trung với ý nghĩa tương tự.
Ngoài ra nếu như bạn có hứng thú với tiếng Trung thì cũng có thể tham khảo thêm 9 ứng dụng học tiếng Trung Quốc miễn phí trên điện thoại.
Ngày 25/1/1963, Chủ tịch Hồ Chí Minh chúc mừng năm mới đến đồng bào cả nước nhân dịp Xuân Quý Mão. Riêng đối với đồng bào miền Nam, Người gửi lời chúc thân ái và khẳng định cuộc đấu tranh của toàn dân ta để thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà nhất định thắng lợi vì: “Nước Việt Nam ta là một/ Dân tộc Việt Nam ta là một/ Dù cho sông cạn đá mòn/ Nhân dân Nam, Bắc là con một nhà”.
Bác Hồ với các Anh hùng, Dũng sĩ diệt Mỹ trong Đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra thăm miền Bắc, ngày 28/2/1969. Ảnh: Tư liệu
Miền Nam luôn ở trong trái tim Bác Hồ
Miền Nam sau ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đã có một nơi được Chủ tịch Hồ Chí Minh ghé thăm - đó là vịnh Cam Ranh. Đây cũng là vinh dự lớn đối với tỉnh Khánh Hòa, địa phương đầu tiên của miền Nam được Người trở lại sau 35 năm xa cách, kể từ khi Người xuất dương tìm đường cứu nước. Lần ấy Người đi dự Hội nghị Fontainebleau (1946) ở Pháp trở về. Tại hội nghị, Người tuyên bố: “Nam Bộ là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”.
Khi con tàu Dumont D’Urville đến hải phận miền Nam nước ta, Người nhận được một bức điện từ Sài Gòn của Đô đốc Georges Thierry d’Argenlieu (Cao ủy Pháp) xin gặp. Người nhận lời và hẹn gặp ở vịnh Cam Ranh vào ngày 18/10/1946. Hôm đó, trên tuần dương hạm Suffer đậu ngoài khơi vịnh Cam Ranh, Người đã trao đổi với phía Pháp về việc thực hiện Tạm ước 14/9, trong đó có nội dung chấm dứt mọi hành động chiến tranh vào ngày 30/10/1946.
Tuy nhiên, nước Pháp sau đó đã không ngừng tăng cường thực hiện dã tâm thực dân. Sau 9 năm kháng chiến (1946-1954), quân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Genève vào ngày 20/7/1954. Trong khi chờ đợi Tổng tuyển cử thì đế quốc Mỹ lại nhảy vào miền Nam để âm mưu chia cắt lâu dài miền Nam khỏi đất nước ta.
Vì nhớ đồng bào miền Nam đang rên xiết dưới gót giày đinh của quân xâm lược và tay sai, tháng 3/1968, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho Tổng Bí thư Lê Duẩn: “Chú có ý khuyên Bác đi thăm đồng bào miền Nam sau ngày ta thắng lợi hoàn toàn. Bác rất tán thành. Nhưng nay chỉ đổi chữ “sau” thành chữ trước ngày thắng lợi hoàn toàn”1. Tháng 3/1969, khi gặp các đồng chí Phạm Hùng và Hoàng Văn Thái từ miền Nam ra họp, Người vẫn nhắc tới việc vào thăm miền Nam. Trước khi hai đồng chí trở lại chiến trường, Người hỏi: “Các chú có thể chuẩn bị cho Bác sớm vào thăm đồng bào miền Nam được không?”. Đồng chí Phạm Hùng và đồng chí Hoàng Văn Thái đã xúc động thưa: “Chúng cháu nhất định hoàn thành nhiệm vụ để sớm rước Bác vào Nam”. Chưa vào được miền Nam, Người yêu cầu hễ có đồng chí, đồng bào nào từ miền Nam ra thì phải cho Người biết và đưa vào gặp Người.
Trong bản Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành tình cảm, niềm tin mãnh liệt cho đồng bào miền Nam; cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Người viết: “Cuộc chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hy sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn. Đó là một điều chắc chắn. Tôi có ý định đến ngày đó, tôi sẽ đi khắp hai miền Nam Bắc, để chúc mừng đồng bào, cán bộ và chiến sĩ anh hùng; thăm hỏi các cụ phụ lão, các cháu thanh niên và nhi đồng yêu quý của chúng ta”.
Tấm lòng nhân dân miền Nam với Bác Hồ
Khắc ghi lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Nam Bộ là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam”, nhân dân miền Nam kết thành một “Thành đồng Tổ quốc” kháng chiến chống thực dân Pháp quay trở lại xâm lược. Khi thực dân Pháp đổ quân xuống Điện Biên Phủ, miền Nam đánh mạnh hơn để phân tán lực lượng... Miền Nam cùng miền Bắc kết “vành hoa đỏ nên thiên sử vàng” khiến thực dân Pháp và can thiệp Mỹ phải thất bại nhục nhã.
Trong ách kìm kẹp của chế độ Mỹ - ngụy, đồng bào miền Nam luôn nhớ về Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu. Trước khi xung trận, những chiến sĩ Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam hướng về ảnh Người tuyên thệ để thêm niềm quyết tâm. Trong ngục tù, những chiến sĩ quả cảm của cách mạng mỗi ngày luôn nhẩm đọc lời Người dạy để tiếp thêm niềm tin chiến đấu. Anh Nguyễn Văn Trỗi (Quảng Nam), người anh hùng tiêu biểu cho lớp người yêu nước ở miền Nam đã mang hình ảnh Bác trong trái tim của mình. Khi bị Mỹ - ngụy xử bắn, anh Trỗi đã hô to 3 lần: “Hồ Chí Minh muôn năm!” thể hiện tấm lòng kiên trung, son sắt với sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Bác Hồ với các Anh hùng, Chiến sĩ thi đua miền Nam tại Phủ Chủ tịch vào tháng 11/1965. Ảnh: Tư liệu
Khi nghe tin Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, nhân dân miền Nam nghẹn ngào đau đớn. Bất chấp mọi hiểm nguy đến tính mạng, đồng bào miền Nam tổ chức lễ truy điệu Người, lập bàn thờ Người ở chiến khu, ở ngay trong ấp chiến lược, ở ngay trong nhà, dưới hầm bí mật... Chỉ tính vùng đồng bằng sông Cửu Long trong 4 tháng cuối năm 1969, có gần 30 đền thờ Bác Hồ. Trong bài “Đền thờ Bác Hồ ở chót mũi Cà Mau”, nhà thơ Diệp Minh Tuyền đã viết: “Ở tận cùng mũi đất phương Nam/ Trong xanh rờn rừng đước/ Giữa ba bề rì rầm sóng nước/ Người quê tôi theo cách riêng mình/ Dựng một ngôi đền/ Thờ Bác kính yêu”.
Biến muôn vàn đau thương thành quyết tâm cách mạng theo lời Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy lúc sinh thời, nhân dân miền Nam, cùng với quân dân cả nước chiến đấu anh dũng, kiên cường, làm nên Đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Vào 11 giờ 30 phút, ngày 30/4/1975, cờ giải phóng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập. Đó chính là thời khắc báo hiệu Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã toàn thắng và miền Nam được hoàn toàn giải phóng. Tháng 4/1976, nhà thơ Viễn Phương ra thăm Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có một cảm xúc dâng trào: “Bác nằm trong giấc ngủ bình yên/ Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền/ Vẫn biết trời xanh là mãi mãi/ Mà sao nghe nhói ở trong tim/ Mai về miền Nam thương trào nước mắt/ Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác/ Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây/ Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này” (Viếng lăng Bác).
Tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (ngày 2/7/1976) đã xem xét và thảo luận rằng: Nhân dân thành phố Sài Gòn - Gia Định luôn luôn tỏ lòng kính yêu vô hạn đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh và tha thiết với việc thành phố mang tên Người; trong công cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài và gian khổ, thành phố Sài Gòn - Gia Định đã không ngừng phát huy truyền thống kiên cường, bất khuất của dân tộc ta, lập được nhiều chiến công xuất sắc, xứng đáng được vinh dự mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Do đó, Quốc hội đã quyết nghị: “Chính thức đặt tên thành phố Sài Gòn - Gia Định là thành phố Hồ Chí Minh”.
Cảm nhận sâu sắc về tấm lòng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với miền Nam, đồng chí Trần Bạch Đằng (Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Gia Định giai đoạn 1968-1971) khẳng định rằng: “Đối với miền Nam, vai trò lãnh tụ của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong 30 năm chiến tranh khốc liệt và mãi mãi là không thể thay thế. Đó là vai trò của trí tuệ, của tấm lòng, của thái độ đối với cuộc sống. Đó là biểu tượng chân, thiện, mỹ; biểu tượng của hào khí và đức độ. Bác Hồ thuyết phục và cảm hóa. Bác Hồ là gắn chặt truyền thống dân tộc với điều kiện hiện đại, hòa lẫn cái tinh anh của quá khứ với cái tân kỳ của thế kỷ 20”2.
(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 15, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 437.
(2) Bác Hồ với miền Nam - miền Nam với Bác Hồ, Nxb. Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2015, tr. 218.