Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp thông tin cho bạn để hiểu rõ như thế nào là lao động bất hợp pháp. Lao động bất hợp pháp là một vấn đề đầy tranh cãi và đang ngày càng trở nên phổ biến trên toàn cầu. Đây là tình trạng mà người lao động không có giấy phép hoặc giấy tờ hợp lệ để làm việc trong một quốc gia nào đó.
Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp thông tin cho bạn để hiểu rõ như thế nào là lao động bất hợp pháp. Lao động bất hợp pháp là một vấn đề đầy tranh cãi và đang ngày càng trở nên phổ biến trên toàn cầu. Đây là tình trạng mà người lao động không có giấy phép hoặc giấy tờ hợp lệ để làm việc trong một quốc gia nào đó.
Hiểu rõ về lao động bất hợp pháp rất quan trọng vì nó có ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh khác nhau. Dưới đây là một số lý do tại sao cần phải hiểu vấn đề như thế nào là lao động bất hợp pháp:
Hậu quả xã hội: Lao động bất hợp pháp có thể gây ra các vấn đề xã hội như gia tăng tệ nạn buôn người, tình trạng gia đình tan vỡ, và sự bất bình đẳng trong môi trường lao động. Hiểu về tình trạng này có thể giúp chúng ta tìm cách giảm thiểu những tác động tiêu cực này.
Tìm hiểu như thế nào là lao động bất hợp pháp.
Kinh tế và nguồn nhân lực: Lao động bất hợp pháp có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế và nguồn nhân lực của một quốc gia. Việc thu hút và quản lý lao động ngoại quốc đúng cách có thể tạo ra lợi ích kinh tế và hỗ trợ phát triển.
Quyền của người lao động: Người lao động bất hợp pháp thường không được bảo vệ đúng mức và không có quyền lợi như những người lao động hợp pháp. Hiểu sự tình như thế nào là lao động bất hợp pháp này có thể giúp tăng cường việc bảo vệ các quyền của người lao động và xây dựng một môi trường lao động công bằng.
Như thế nào là lao động bất hợp pháp là một vấn đề nghiêm trọng tác động tới cả người lao động và xã hội. Lao động bất hợp pháp có nhiều hậu quả xấu đối với cả người lao động và xã hội nơi họ đang sinh sống. Vì vậy, bạn hãy liên hệ với Vieclamvinhphuc.gov.vn để có thể cung cấp đủ cho bản thân mình về những kiến thức về như thế nào là lao động bất hợp pháp, yêu cầu khi lao động để bảo vệ quyền lợi của chính mình.
Tham khảo thêm bài viết: Độ tuổi lao động theo bộ luật lao động
Trước đó, ngày 22.10, Thanh Niên có thông tin sự việc hàng chục người lao động từ khắp các tỉnh thành cả nước cầu cứu đến chính quyền vì đã đóng hàng tỉ đồng cho bà Lê Thị Cẩm Tú - đại diện pháp luật của Công ty TNHH phát triển nhân lực Lá Đỏ - nhưng không được đi xuất khẩu lao động.
Liên quan vấn đề này, ông Lê Văn Thinh cũng cho hay, việc người lao động bị các cá nhân, tổ chức lừa gạt, thu các khoản chi phí với hứa hẹn đưa đi làm việc ở nước ngoài không phải mới. Bên cạnh đó còn một số hình thức trá hình đi làm việc ở nước ngoài do một số cá nhân, tổ chức tư vấn như đi du học hoặc thực hiện các dự án đầu tư ở một số quốc gia.
Cơ quan chức năng, báo chí đã cảnh báo nhiều năm qua. Tuy vậy, vẫn còn nhiều người lao động do nôn nóng đi làm, chưa tìm hiểu kỹ thông tin pháp lý hoạt động của cá nhân, tổ chức, dễ tin vào lời quảng cáo, hứa hẹn như "việc nhẹ lương cao"...
Theo ông Lê Văn Thinh, nếu có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài, người lao động cần liên hệ Phòng LĐ-TB-XH các quận, huyện để biết thông tin về các chương trình đi làm việc tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, CHLB Đức hoặc tìm hiểu thông tin về các doanh nghiệp được cấp phép hoặc yêu cầu doanh nghiệp cung cấp đầy đủ các thông tin về tình trạng giấy phép hoạt động của mình.
Ông Thinh cũng cho biết, với vai trò, chức năng của mình, ngành LĐ-TB-XH sẽ tiếp tục tuyên truyền chính sách, pháp luật về xuất khẩu lao động; thường xuyên cập nhật và cung cấp danh sách các doanh nghiệp được cấp phép để người lao động biết; phối hợp các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc...
THẾ NÀO LÀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG TRÁI PHÁP LUẬT - CHẾ TÀI XỬ LÝ ?
Hợp đồng lao động là một chế định pháp lý quan trọng, cơ bản trong hệ thống pháp luật lao động nước ta; ở đó quy định quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ pháp luật lao động trên nguyên tắc đảm bảo cho quan hệ lao động ổn định và phát triển bền vững vì lợi ích của các bên; thúc đẩy sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.
I. Thế nào là chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
1) Khái niệm hợp đồng lao động.
Theo Tổ chức lao động Quốc tế (ILO) thì hợp đồng lao động là một thoả thuận ràng buộc pháp lý giữa một người sử dụng lao động và một công nhân, trong đó xác lập các điều kiện và chế độ làm việc.
Bộ Luật Lao động 2019 cũng đã đưa ra khái niệm về hợp đồng lao động tại Khoản 1, Điều 13, cụ thể: “Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.”
2) Khái niệm chấm dứt hợp đồng lao động.
Tuy pháp luật lao động nước ta chưa đưa ra khái niệm chấm dứt hợp đồng lao động nhưng nhìn chung có thể hiểu: Chấm dứt hợp đồng lao động là sự kiện người lao động chấm dứt làm việc cho người sử dụng lao động do hợp đồng lao động đương nhiên chấm dứt theo quy định của pháp luật, hoặc do người lao động bị sa thải, hoặc do một trong bên trong quan hệ lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn.
3) Thế nào là chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
Chấm dứt hợp đồng trái pháp luật hay đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật là việc người lao động hoặc người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động không tuân thủ pháp luật, gây thiệt hại cho bên kia.
Căn cứ theo quy định tại Bộ luật Lao động 2019, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không đúng theo quy định tại các Điều 35, 36,37 Bộ luật Lao động 2019, cụ thể:
* Theo Điều 35, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp sau:
“1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
d) Đối với một số ngành nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước thực hiện theo quy định của Chính phủ.
2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tạiĐiều 29 của Bộ luật này;
b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tạikhoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;
c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;
e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tạiĐiều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tạikhoản 1 Điều 16 của Bộ luật nàylàm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.”
+ Người lao động vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì bị coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.
* Điều 36, Bộ Luật Lao động 2019 quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của người sử dụng lao động:
1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây (07 trường hợp):
a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do người sử dụng lao động ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;
b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
Khi sức khỏe của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động với người lao động;
c) Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc;
d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 của Bộ luật này;
đ) Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
e) Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;
g) Người lao động cung cấp không trung thực thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Bộ luật lao động 2019 khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động.
* Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ và g khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động như sau:
a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng và đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
* Theo quy định của khoản 3 Điều 36 BLLĐ 2019, Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ không cần báo trước trong 02 trường hợp sau:
- Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động;
- Người lao động tự ý bỏ việc không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên...."
* Các trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Điều 37, Bộ Luật lao động năm 2019 quy định:
- Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.
- Người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý.
- Người lao động nữ mang thai; người lao động đang nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
2. Chế tài xử lý hành vi chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
1) Đối với người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
Căn cứ quy định tại Điều 40 Bộ luật lao động 2019 thì NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật sẽ:
- Không được trợ cấp thôi việc.
- Phải bồi thường cho NSDLĐ nửa tháng tiền lương theo HĐLĐ và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo HĐLĐ trong những ngày không báo trước.
- Phải hoàn trả cho NSDLĐ chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 Bộ luật lao động 2019. Theo đó, chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo.
2) Đối với người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
Căn cứ quy định tại Điều 41 Bộ luật lao động 2019 thì NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật sẽ:
* Phải nhận NLĐ trở lại làm việc theo HĐLĐ đã giao kết; phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày NLĐ không được làm việc và phải trả thêm cho NLĐ một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo HĐLĐ.
Sau khi được nhận lại làm việc, NLĐ hoàn trả cho NSDLĐ các khoản tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm nếu đã nhận của NSDLĐ.
Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong HĐLĐ mà NLĐ vẫn muốn làm việc thì hai bên thỏa thuận để sửa đổi, bổ sung HĐLĐ.
Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo HĐLĐ trong những ngày không báo trước.
+ Trường hợp NLĐ không muốn tiếp tục làm việc thì ngoài khoản tiền phải trả lại theo ý trên, NSDLĐ phải trả trợ cấp thôi việc cho NLĐ để chấm dứt HĐLĐ.
+ Trường hợp NSDLĐ không muốn nhận lại NLĐ và NLĐ đồng ý thì ngoài khoản tiền NSDLĐ phải trả và trợ cấp thôi việc như trên, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm cho NLĐ nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo HĐLĐ để chấm dứt HĐLĐ.
Hãng Luật Anh Bằng xin được thông tin để Quý Bạn đọc tham khảo *
Nếu có bất kỳ vấn đề pháp lý nào bận tâm xin mời liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, trợ giúp pháp lý kịp thời. Đường dây nóng tư vấn toàn quốc: 0243.7.675.594 (HC) | 0913 092 912 - 0982 692 912 (cả ngày Thứ 7, CN)
〉〉 Hãng Luật Anh Bằng | Luật sư tư vấn | Dân sự | Đất đai | HNGĐ | Doanh nghiệp | SHTT | Lao động | Hành chính | Tranh tụng | Hình sự...
HÃNG LUẬT ANH BẰNG | ANH BANG LAW. Since 2007 | VPGD: P. 905, Tòa nhà CT 4.5, ngõ 6, Phố Dương Đình Nghệ, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội | Dây nói: 0243.7.673.930 * 0243.7.675.594 * E : [email protected] | Hotline GĐ: 0913 092 912 - 0982 69 29 12 Luật sư Bùi Minh Bằng | Web: hangluatanhbang.vn