Phần đông quan điểm cho răng khi Việt Nam tham gia 1 Hiệp định thương mại tự do thì sẽ xuất khẩu vào thị trường nước bạn dễ hơn vì thuế nhập khẩu hàng Việt Nam của các nước bản sẽ được cắt giảm; đồng thời các doanh nghiệp trong nước cũng vấp phải sự cạnh lớn hơn khi các sản phẩm làm ra sẽ gặp phải các sản phẩm của nước bạn xuất sang. Tức là vừa có tích cực - vừa có tiêu cực. Nhưng cá nhân tôi cho rằng cả 2 điều đó đều tích cực.
Phần đông quan điểm cho răng khi Việt Nam tham gia 1 Hiệp định thương mại tự do thì sẽ xuất khẩu vào thị trường nước bạn dễ hơn vì thuế nhập khẩu hàng Việt Nam của các nước bản sẽ được cắt giảm; đồng thời các doanh nghiệp trong nước cũng vấp phải sự cạnh lớn hơn khi các sản phẩm làm ra sẽ gặp phải các sản phẩm của nước bạn xuất sang. Tức là vừa có tích cực - vừa có tiêu cực. Nhưng cá nhân tôi cho rằng cả 2 điều đó đều tích cực.
Hiệp định Hợp tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)
16 thành viên gồm: 10 quốc gia thành viên của ASEAN và Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc, New Zealand
Dự kiến có hiệu lực sớm nhất vào ngày 01/01/2022
Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-EFTA
Các cuộc đàm phán được bắt đầu từ tháng 05 năm 2012
5 thành viên gồm: Việt Nam, Thụy Sĩ, Na Uy, Iceland và Liechtenstein
Vẫn đang trong quá trình đàm phán.
Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Israel
Các cuộc đàm phán được bắt đầu từ 02/12/2015
Vẫn đang trong quá trình đàm phán
Bài viết được chia sẻ bởi tại Xuất nhập khẩu Lê Ánh - đơn vị đào tạo thực tế, chuyên sâu về xuất nhập khẩu.
Mong rằng những chia sẻ từ về FTA là gì sẽ hữu ích tới các bạn đọc.
Nếu bạn cần trang bị thêm nghiệp vụ xuất nhập khẩu – logistics, bạn có thể tham khảo thêm các khóa học xuất nhập khẩu thực tế logistics tại trung tâm XNK Lê Ánh. Khóa học này sẽ giúp bạn thành thạo kĩ năng của một nhân viên xuất nhập khẩu, được giảng dạy bởi các chuyên gia trong ngành với hơn 10 năm kinh nghiệm làm nghề xuất nhập khẩu.
Khi ký kết và có hiệu lực, các Hiệp định thương mại tự do đã giúp Việt Nam nâng cao kim ngạch xuất nhập khẩu, thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI).
Sau khi gia nhập ASEAN, WTO cùng với việc ký kết và thực hiện các Hiệp định thương mại tự do với các quốc gia khác, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam cũng có rất nhiều thay đổi trong cơ cấu hàng hóa và đặc biệt cán cân thương mại chuyển từ thâm hụt nặng sang thâm hụt nhẹ và thặng dư những năm gần đây.
Ngoại thương hàng hóa của Việt Nam còn được khẳng định qua bảng xếp hạng về giao dịch thương mại hàng hóa của Việt Nam qua các năm. Đồng thời, với sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam, Diễn đàn Kinh tế thế giới xếp hạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam tăng lên; Ngân hàng Thế giới xếp hạng về môi trường kinh doanh của Việt Nam cũng tăng lên.
Mặc dù chưa có sự thống nhất về mặt khái niệm nhưng thường thì FTA nào cũng đảm bảo các nội dung sau đây:
Thứ nhất là những quy định về việc cắt giảm hàng rào thuế quan. Theo đó, mỗi quốc gia tham gia ký thỏa thuận FTA đều phải cam kết cắt giảm và xóa bỏ hàng rào thuế quan. Đồng thời, cho phép các hàng hóa dịch vụ giữa các nước thành viên được xuất nhập khẩu.
Thứ hai là quy định danh mục những mặt hàng được đưa vào cắt giảm thuế quan. Loại hàng hóa dịch vụ được đưa vào ký kết sẽ phụ thuộc vào kết quả của hoạt động đàm phán. Có một số loại thuế nhạy cảm sẽ cắt giảm chậm hơn hoặc không được cắt giảm.
Thứ ba là quy định về thời gian cắt giảm thuế xuất nhập khẩu. Các Hiệp định thương mại tự do phải có phần mục nội dung quy định rõ ràng về khoảng thời gian hay lộ trình áp dụng cắt giảm thuế. FTA thường có thời gian kéo dài dưới 10 năm.
Thứ tư là quy định về quy tắc xuất xứ. Đây là quy định hết sức quan quan trọng và không thể thiếu trong FTA. Mỗi loại hàng hóa dịch vụ khác nhau sẽ có những quy định về việc mức cắt giảm thuế khác nhau. Những mặt hàng được sản xuất ở các nước tham gia vào thỏa thuận FTA sẽ được nhận ưu đãi lớn hơn những mặt hàng sản xuất ở các nước khác.
Nếu bạn đang cần nghiên cứu xem lô hàng xuất nhập khẩu của bạn được hưởng các ưu đãi như thế nào thì chắc chắn cần nắm rõ nội dung thứ tư. Mặc dù chúng ta có thể hiểu đơn giản (nhưng không phải luôn đúng) với nhau rằng “Hàng hóa mang từ nước A sang nước B, thường là có xuất xứ từ nước A”.
Chỉ cần thảo luận về “tiêu chí xuất xứ” cũng có thể khiến nhiều doanh nghiệp mới phải bối rối. Ở đây tôi có thể kể đến trường hợp hàng hóa nhập khẩu từ HongKong - 1 vùng lãnh thổ được nhiều quốc gia công nhận là của Trung Quốc. Tuy nhiên, lô hàng của bạn sẽ không được hưởng ưu đãi nếu căn cứ vào ACFTA (Hiệp định FTA giữa ASEAN và Trung Quốc). Hay trường hợp hàng hóa từ Trung Quốc đại lục về Việt Nam nhưng tỷ lệ % của Trung Quốc trong lô hàng không đủ để tiêu chí xuất xứ kết luận là hàng Trung Quốc (chẳng hạn dưới 40%), như vậy cũng sẽ không được hưởng ưu đãi theo quy chế quy định trong ACFTA.
Thứ nhất, đảm bảo sự công bằng về lợi ích kinh tế giữa các quốc gia: Cần xét một cách cẩn thận về tình hình kinh tế của mỗi nước để có thể đưa ra các hoạt động thỏa thuận một cách công bằng nhất.
Thứ hai, phải tạo được cơ hội phát triển mới: FTA được ký phải thúc đẩy quá trình thương mại 2 chiều giữa các thành viên trong hiệp đình. Suy cho cùng, FTA là 1 hợp tác kinh tế, nên khi tham gia các thành viên phải gia tăng được kim ngạch xuất nhập khẩu, đó mới là cái đích của tất cả các FTA trên thế giới.
Hiện nay, trên các phương tiện báo đài, FTA là một khái niệm xuất hiện rất nhiều và có liên quan đến việc hợp tác phát triển kinh tế giữa các quốc gia. Tuy nhiên có nhiều bạn chưa thực sự hiểu rõ và sẽ thắc mắc FTA là gì? Những nội dung và nguyên tắc trong FTA bao gồm những gì? FTA tác động thế nào tới doanh nghiệp bạn? Tất cả những điều này sẽ được giải đáp trong khuôn khổ bài viết dưới đây của Vinalogs.
"FTA là từ viết tắt của cụm từ Free Trade Area dịch ra có nghĩa là Hiệp định thương mại tự do. Đây là một hình thức liên kết về lợi ích kinh tế giữa các quốc gia và thông qua đó các rào cản về thuế quan sẽ được giảm hoặc xóa bỏ"
Nhờ có các hiệp định thương mại tự do mà các quốc gia trên thế giới có thể từng bước hình thành một thị trường buôn bán thống nhất về hàng hóa và dịch vụ.
Như vậy, dựa trên góc độ doanh nghiệp xuất nhập khẩu, lô hàng của các bạn sẽ được hưởng lợi rất nhiều do được ưu đãi giảm thuế hoặc miễn thuế xuất nhập khẩu.
Có nhiều cách để phân chia các loại FTA, cách dễ nhất để những bạn mới dễ hiểu là chia theo số lượng thành viên trong FTA đó:
Đây chính là cách mà các doanh nghiệp có thể xác định được lô hàng xuất nhập khẩu của mình có được hưởng ưu đãi thuế quan hay không. Chẳng hạn, bạn nhập khẩu hàng từ Trung Quốc, có thể căn cứ vào ACFTA và lô hàng được phía Trung Quốc cấp 1 CO Form E tương ứng, khi hàng về Việt Nam sẽ được hưởng ưu đãi đặc biệt về thuế theo biểu thuế suất Xuất Nhập khẩu hiện hành.
Chi tiết về CO form E bạn tham khảo tại bài viết: CO form E và những vấn đề liên quan.
Tuy nhiên, cũng có những trường hợp không thuộc 2 cách phân chia trên. Giả sử như vài nước trong liên minh EU ký FTA với 1 nước khác ngoài khối, thì vừa là FTA song phương, đồng thời cũng là FTA đa phương (tùy theo quan điểm coi nhóm nước trong EU kia là 1 khối kinh tế thống nhất hay chỉ là các nước trong cùng khu vực).
Vì thế chúng ta có cách phân chia FTA khác, đó là theo Quy mô và Nội dung cam kết: