Trung Quốc Nghĩ Gì Về Việt Nam

Trung Quốc Nghĩ Gì Về Việt Nam

Việc mua xe từ Trung Quốc về Việt Nam có thể có những lợi ích như giá thành thấp hơn và chất lượng tương đối tốt. Tuy nhiên, cũng có nhiều rủi ro và thách thức khi mua xe từ Trung Quốc về Việt Nam, chẳng hạn như:

Việc mua xe từ Trung Quốc về Việt Nam có thể có những lợi ích như giá thành thấp hơn và chất lượng tương đối tốt. Tuy nhiên, cũng có nhiều rủi ro và thách thức khi mua xe từ Trung Quốc về Việt Nam, chẳng hạn như:

Lợi ích khi mua xe từ Trung Quốc về Việt Nam

Có một số lợi ích khi mua xe từ Trung Quốc về Việt Nam, bao gồm:

Tuy nhiên, bạn sẽ gặp một số rủi do sau khi mua hàng từ Trung Quốc về Việt Nam, hãy cùng xem qua nhé

Có nên mua xe từ Trung Quốc về Việt Nam không?

Để cân đối có nên mua xe từ Trung Quốc về Việt Nam hay không thì bạn hãy cùng tìm hiểu lợi ích và rủi ro khi mua xe từ Trung Quốc dưới đây nhé!

Cách mua xe từ Trung Quốc về Việt Nam

Sau khi tham khảo lợi ích và rủi do và bạn quyết định mua xe từ Trung Quốc, thì dưới đây là nội dung hướng dẫn mua xe từ Trung Quốc về Việt Nam nhé.

Qua bài viết này chắc hẳn bạn đã nắm bắt được lợi ích và rủi do khi mua xe từ Trung Quốc về Việt Nam rồi đúng không? Nếu còn thắc mắc hay chưa hiểu rõ về cách mua xe từ Trung Quốc về Việt Nam thì hãy liên hệ trực tiếp tới phuongkhang.vn để được tư vấn kỹ càng hơn.

Không chỉ rẻ mà chất lượng ngày càng được cải tiến nên trái cây Trung Quốc vào Việt Nam tăng mạnh với đủ chủng loại.

Chị Hằng, tiểu thương tại chợ Căn Cứ, quận Gò Vấp, cho biết trái cây Trung Quốc đang vào mùa nên giá rất rẻ. Hiện, táo, mận, nho, đào... Trung Quốc đa dạng chủng loại liên tục được các đơn vị nhập khẩu về Việt Nam chào bán với giá thấp.

Nếu các năm trước chỉ có nho xanh và nho đỏ, năm nay có 5-6 loại nho. Trước Trung Quốc chỉ trồng được nho không hạt thì 2 năm nay có thêm nho đỏ có hạt chất lượng cao, giá 80.000-100.000 đồng một kg, chỉ bằng hàng Việt.

"Mỗi ngày tôi bán hết 20-30 kg nho đỏ có hạt kích cỡ lớn của Trung Quốc. Loại này không chỉ trái to, đẹp, đồng đều mà chất lượng khá ổn định", chị Hằng nói.

Xoài, đào Trung Quốc bán tại các cửa hàng trái cây ở TP HCM. Ảnh: Hồng Châu

Sạp hoa quả của chị Oanh ở chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh) đa phần bán trái cây Trung Quốc. Theo chị, lựu, nho, táo đang là nhóm hoa quả Trung Quốc đa dạng chủng loại nhất. "Khách muốn mua hàng organic của Trung Quốc cũng có nhưng loại này không trưng bày ở quầy mà cần đặt trước 2-3 ngày", chị nói.

Chị Lan, thương nhân tại chợ đầu mối nông sản Thủ Đức chuyên nhập trái cây Trung Quốc, thông tin 2 tháng nay lượng hàng nhập khẩu tăng 60-80% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân là sức tiêu thụ trái cây Trung Quốc tăng cao.

Báo cáo của Hiệp hội trái cây Việt Nam dẫn nguồn từ Tổng cục Hải quan cho thấy, 7 tháng đầu năm, Trung Quốc dẫn đầu về xuất khẩu rau quả vào Việt Nam với kim ngạch 388 triệu USD, tăng 64% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện, Trung Quốc chiếm 36,53% thị phần nhập khẩu rau quả của Việt Nam.

Chị Hồng, ở quận Gò Vấp cho biết những năm trước khá lo ngại về trái cây Trung Quốc nhưng thời gian gần đây, chị đã có thiện cảm khi được người thân tặng cho nhiều sản phẩm trái cây của nước này khá chất lượng. "Trước đây, nho Trung Quốc mua về chỉ 2-3 ngày là hỏng, giờ các loại nho kẹo, nho đỏ trái bự có hạt được đóng gói và chất lượng cải tiến, trữ được lâu nên tôi tin tưởng", chị Hồng nói.

Tương tự, chị Loan ở quận 5 cho rằng thay vì chọn mua những sản phẩm trái cây đổ đống phơi nắng, chị chọn trái cây nội địa Trung Quốc được đóng gói bảo quản cẩn thận. Đặc biệt, trái cây cao cấp của nước này rẻ hơn nhiều so với hàng Pháp, Nhật nên hợp túi tiền của gia đình.

Theo ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng thư ký Hiệp hội trái cây Việt Nam, hoa quả Trung Quốc đã có bộ mặt mới khi ngày càng cải tiến chất lượng sản phẩm. Vài năm trở lại đây, nước này bắt đầu nâng cao tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Nông dân buộc phải thay đổi thói quen sản xuất và dám công khai nguồn gốc xuất xứ.

"Bên cạnh đó, giá bán trái cây Trung Quốc cạnh tranh nhất nên thị phần sản phẩm của quốc gia này tại Việt Nam tăng mạnh trở lại", ông Nguyên nói.

Ngoài việc nước bạn cải tiến chất lượng, theo ông Nguyên, thị trường Việt Nam khá dễ dãi với trái cây nhập từ nước này, cũng là lý do hoa quả Trung Quốc đổ về Việt Nam nhiều. Đa phần Việt Nam không siết tiểu ngạch với trái cây của Trung Quốc và không áp dụng chính ngạch với rau quả nước này nên hàng vào Việt Nam nhanh hơn thông qua đường bộ. Hiệp định RCEP có hiệu lực ngày càng góp phần giúp rau quả nước này dễ dàng vào Việt Nam.

Bạn nghĩ gì về Trung Quốc và Đài Loan?

Chuyến thăm lịch sử của lãnh tụ Quốc Dân Đảng Đài Loan, ông Liên Chiến sang Trung Hoa Lục địa được báo chí quốc tế bình luận rộng rãi.

Lần đầu tiên kể từ 1949, các ông Hồ Cẩm Đào và Liên Chiến, tức lãnh đạo hai đảng từng thù địch tại Trung Quốc đã gặp gỡ.

Điều này cho thấy tình hình thay đổi rất nhiều giữa hai thể chế của người Trung Quốc.

Xung khắc ý thức hệ Quốc-Cộng từng làm hàng triệu người Trung Hoa thiệt mạng nay đã có vẻ mờ nhạt, nhường chỗ cho tranh luận về trao đổi kinh tế.

Có phải thương mại và kinh tế đang thúc đẩy chính trị phải chuyển hướng?

Hai đảng cũng đã ra văn kiện cùng cam kết hoạt động vì hòa bình qua eo biển Đài Loan.

Tuy nhiên, ông Liên Chiến không phải là tổng thống Đài Loan và nhiều ý kiến cho rằng ông đi Trung Quốc để cứu vớt uy tín cho Quốc Dân Đảng tại Đài Loan. Đảng này đã thất cử hai lần liên tiếp năm 2000 và 2004.

Cũng có ý kiến của người Đài Loan ủng hộ độc lập cho rằng ông Liên Chiến 'phản quốc'.

Điểm đáng chú ý là lần đầu tiên đảng Cộng sản Trung Hoa chính thức công nhận sự tồn tại tại Trung Quốc của một đảng lớn, không phải cộng sản, thậm chí là cựu thù của đảng cộng sản. Bởi theo ngôn từ của Bắc Kinh, Đài Loan là một phần của Trung Quốc.

Cũng vì thế có ý kiến rằng nếu ông Liên Chiến thích làm chính trị tiếp tục sao không đưa Quốc Dân Đảng về lục địa hoạt động.

Quý vị có ý kiến thế nào về quan hệ Bắc Kinh với Đài Bắc và cho rằng Việt Nam cần rút ra bài học gì từ quan hệ này, xin gửi ý kiến về cho chúng tôi.

Email xin gửi về địa chỉ [email protected] hoặc dùng hộp tiện ích bên tay phải.

----------------------------------------------------------------------

Tony, CanadaNiềm tự hào nước lớn của người Trung quốc cũng giống như niềm tự hào về cuộc chiến chống Mỹ của VN nó luôn mang lại 1 hệ quả tất yếu có lợi cho chính quyền. Phía TQ, khi họ lấy lại được Hồng Kông, động thái luôn hăm he với Đài Loan bộc lộ rõ quan điểm bá quyền nước lớn, về đối ngoại thì là mở rộng bờ cõi là hành vi luôn được nhân dân ủng hộ ngay cả khi chính quyền dùng biện pháp tàn ác, tâm lý quần chúng dễ dàng tha thứ.

Mặt khác, về đối nội lại có tác dụng răn đe nhằm dập tắt mọi bất đồng phản kháng trong nước. Với Việt nam thì hơi gượng ép hơn, ngày nào còn lễ hội còn ca tụng cuộc chiến tranh thần thánh thì ngày đó đảng CSVN còn uy tín, ngày nào có người ngay trong đảng đòi viết lại lịch sử, và dám đứng lên dẫn chứng những điều xuyên tạc lịch sử là vũ khí tuyên truyền của đảng thì ngày đó đảng CSVN hết thời. Làm thêm 1 so sánh: ông Liên Chiến sang Trung quốc cũng không khác gì ông Kỳ về VN, cũng là chiêu khá giống nhau của cả hai thày trò.

Cho nên đúng như độc giả VIE SaiGon nhận định chính quyền Đại Lục đang dùng chính sách ngoại giao và mưu lược tổng thể để dần dần lôi kéo và buộc Đài Loan quay trở về với Trung Quốc mà không cần dùng đến biện pháp quân sự đối với Đài Loan. Việt Nam cũng muốn làm như vậy với khúc ruột ngàn dặm là Việt Kiều nước ngoài nhưng vì hoàn cảnh của VN khác xa TQ nên hậu quả là chỉ biến các nhân vật cò mồi làm trò cười cho thiên hạ.

Lợi CẩuTôi cũng đồng quan điểm với bạn Ẩn Danh về ẩn ý trong câu truyện "Anh Hùng" mà TQ đã cho phép làm phim. Theo tôi dường như về sau này cách tuyên truyền của những người CSTQ khôn ngoan và mang nhiều ngụ ý.

Từ nhiều năm trước sau vụ Thiên An Môn, để tinh thần người dân Trung Quốc, Hồng Kông và Macao dễ chấp nhận cái bá đạo của chính quyền CS, nên có rất nhiều tác phẩm và phim truyện nói về triều Mãn Thanh, trong đó lồng vào những ngụy biện cho việc tranh bá đồ vương của họ, để "hoà giải" với người Hán, vua Mãn Thanh lý luận họ tuy là ngoại tộc, ngoại bang nhưng vua Mãn Thanh thương yêu, trách nhiệm với người Hán hơn là các vua quan thời Hán. Ý như muốn nói đừng đặt nặng vấn đề chính danh, chính nghĩa làm gì, được yên thân, no đủ thì hãy chấp nhận chế độ này, ông vua Mãn Thanh này, những chế độ mà các người nuối tiếc dù có khôi phục cũng không làm gì hơn chế độ này đâu , đừng gây xáo trộn khiến bá tánh lầm than.

Theo tôi ẩn ý của họ là chế độ Tam dân chủ nghĩa của Trung Hoa ngày trước mà họ lật đổ cũng chưa chắc gì hơn cái chế độ Cộng Sản lỗi thời ngày nay. Nhưng thời đại bây giờ, nhân loại đang cuốn theo tiến bộ toàn cầu hóa, dân trí phổ cập khắp nơi nơi, muôn người dễ đột biến kết thành một khối, súng đạn của cường quyền làm sao mạnh hơn sóng thần bất mãn của dân lành. Biết bao cuộc đấu tranh thành công của nhân dân trên thế giới lúc gần đây đâu có cần đến binh đao để dẹp bỏ các chế độ lỗi thời.

Hãy chờ xem, với ý thức nhân quyền, bằng cách này hay cách khác Trung Hoa sẽ thành một khối thống nhất mà không cần vũ lưc, không cần dưới chiêu bài một đảng phái nào.

Ẩn danhPhim "Hero", một bộ phim do Nhà nước Trung Quốc đầu tư, đã ca ngợi Tần Thủy Hoàng, một vị vua nổi tiếng tàn ác. Tần Vương đã rơi lệ khi ra lệnh giết thích khách, hình ảnh tượng trưng của hàng chục triệu người dân tộc khác bị giết chết. Người thích khách cuối cùng cũng nhận ra Tần Vương là một minh vương và chấp nhận cái chết. Vì mục tiêu mở rộng lãnh thổ, một vị vua có thể tiêu diệt cả một dân tộc và được tôn vinh là một minh quân trong việc mở mang bờ cõi.

VIE, Sài Gòn"Phàm thế cuộc trong thiên hạ, chia rồi lại hợp, hợp rồi lại chia“. La Quán Trung đã viết ngay câu mở đầu cho bộ Tam quốc chí nổi tiếng của ông như thế. Người Trung Hoa từ xưa đã nhận thức được cái xu hướng này, do đó việc Đài Loan và Trung Quốc nếu sát nhập với nhau thành một quốc gia duy nhất thì âu đó cũng là lẽ tự nhiên. Chính quyền Trung Quốc đang vận đúng binh pháp mà những bậc tiền bối họ để lại để có thể đạt được hai mục đích trong chiến tranh đó là thâu tóm lãnh thổ và gây ảnh hưởng về mặt chính trị. Chính quyền Đại Lục đang dùng chính sách ngoại giao và mưu lược tổng thể để dần dần lôi kéo và buộc Đài Loan quay trở về với Trung Quốc mà không cần dùng đến biện pháp quân sự đối với Đài Loan. Nếu thành công thì những nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện nay xem như đã vận dụng thành công biện pháp tối ưu để giành lấy thắng lợi.

Sinh Vũ từ Hà NộiThưa bạn Kim Dung, nếu nói chiến tranh là hạ sách trong điều hành đất nước thì cũng có phần đúng. Nhưng Tôn tử là chuyên gia về nghệ thuật quân sự, kiến thức đúc rút từ chiến tranh mà ra và thường được áp dụng trên chiến trường. Vậy phải chăng ông muốn đưa ra những mưu kế thượng sách để áp dụng cho những cái hạ sách như vậy??? Xin thưa là bất kỳ sách lược nào cũng phải gắn liền với hoán cảnh (đó là cái thời thế)... có phải hoán cảnh nào thì Tẩu vi thượng sách cũng là đúng hay không??? Nhìn vào cục diện Trung-Đài hiện nay, Trung Quốc có muốn tiến hành chiến tranh cũng rất khó khi mà họ đang nhắm đến mục đích lớn hơn đó là siêu cường số 1. Lúc là siêu cường rồi thì Đài bắc cũng sẽ như Hồng kông mà thôi... không nên tham bát bỏ mâm để tấn công Đài Bắc... Theo ý kiến của tôi, tuy hiện nay Đài Bắc đang là con bài chiến lược để khống chế Trung Quốc, nhưng nếu cứ đà Trung Quốc lớn mạnh như vậy (tất nhiên rất có thể Trung quốc sẽ sụp đổ trước) để có vị trí siêu cường thì sớm hay muộn sẽ có cuộc cách mạng màu đỏ tại Đài Bắc.

Minh, HungaryGửi bạn Kim Dung : Bạn cần nhớ là trong khi TQ có 1 tỷ 300 triệu người thì dân số Đài Loan chỉ là 24 triệu thôi. Trung Quốc là một cường quốc và tương lai là một siêu cường. Họ đủ mạnh để gây sức ép lên LHQ, lên các nước khác, khiến bao nhiêu năm nay không ai dám công nhận ĐL là một quốc gia độc lập và tách rời đại lục ( chính xác ra thì có vài nước nghèo khó ở châu Phi công nhận ĐL sau khi nhận viện trợ của lãnh thổ này. Song sau đó lại nhận nhiều viện trợ hơn từ TQ nên họ lại trở cờ , tuyên bố không công nhận ĐL nữa ).

Với sức mạnh về quân sự , kinh tế ; tôi tin TQ thừa khả năng để đưa Đài Loan về với đất mẹ bằng giải pháp chính trị mà không phải nổ phát súng nào.

Còn VN thì khác hẳn. Bắc VN không có các thế mạnh như TQ để thống nhất đất nước trong hòa bình. Bắc VN cũng đã thử , song vô ích. Mỹ cùng Nam VN đã không cho họ toại nguyện. Những năm 55-75, vị thế của 2 miền VN khắc hẳn TQ và Đài Loan. Lúc ấy 2 miền VN là 2 quốc gia độc lập và được quốc tế, LHQ công nhận.

Kim DungTôn Tử, một chiến lược gia nổi tiếng của Tàu thời chiến quốc, đã từng nói "chiến tranh là một điều hạ sách nhất trong 3 chính sách về đường lối điều hành việc nước". Việt Nam đã chọn điều hạ sách này. Thử nhìn sang nước Trung Hoa. Lục địa có dư khả năng thu tóm Đài Loan về một mối bằng chiến tranh bằng ngay vũ khí của họ chế tạo được nhưng cho đến giờ này người Trung Hoa lục địa vẫn không làm.

Và hiện nay khi hai nước Trung Hoa lục địa và Đài Loan đã phát triển đến cao độ thì Quốc Dân Đảng của Đài Loan sang lục địa để thương thảo. Rồi đây hai bên sẽ hiệp nhất để trở nên một nước Trung Hoa hùng mạnh nhất thế giới.

Tiếc rằng 30 năm trước Việt Nam đã dùng súng đạn của Trung Hoa, Liên xô và của Mỹ để bắn giết những người anh em trong một nhà, để có một vị nguyên là thủ tướng phải thốt lên: "Chiến tranh đã làm cho nước Việt chúng ta có hàng triệu người vui, nhưng cũng có hàng triệu người buồn".

Nguyễn Thanh Long, Hà NộiAnh Quốc Huy lần này thể hiện rõ kiến thức của mình rồi. Thật là hay!!!

Quốc HuyChứng kiến sự phát triển kinh tế thần kỳ của Hoa Lục mà không khỏi chạnh lòng. Người ta cho rằng văn hóa lâu đời, buôn bán giỏi, sự đoàn kết, tinh thần dân tộc... của người Hoa là những yếu tố tạo nên thành công ấy.

Thế nhưng khi một số vị còn mải say sưa ca ngợi tố chất và văn hoá của người Hoa thì hình như họ lại quên rằng các dân tộc khác trên thế giới cũng có những khả năng không hề thua kém, thật xấu hổ khi gián tiếp chê bai dân tộc mình không có khả năng bằng người Hoa. Sự cố gắng của Trung Quốc thật đáng khen ngợi nhưng chìa khoá và động lực để giải phóng tiềm năng kinh tế lại không phải là những yếu tố nêu trên mà nằm ở chính sự “mâu thuẫn”.

Ở đây là mâu thuẫn “chính trị” giữa những người Hoa, chính xác hơn là mâu thuẫn chính trị giữa các vùng lãnh thổ do người Hoa quản lý. Hoa Lục, Hồng Kông, Đài Loan, Ma Cao, Xingapo có sự độc lập nhất định đối với nhau tuy rằng giờ đây đều do người Hoa quản lý.

Xét trên phương diện kinh tế chính trị thì chia ra làm 2 phe cộng sản và tư bản, sự song song cùng tồn tại trong mâu thuẫn đã tạo ra một động lực mạnh mẽ để thúc đẩy các vùng lãnh thổ của người Hoa phát triển như chúng ta đang chứng kiến. Trong điều kiện hoà bình thì cạnh tranh đã thể hiện một cách biện chứng mặt tích cực của nó, thậm chí chua chát mà công nhận rằng động lực ấy đã có lúc xuất phát từ những toan tính chính trị là đến khi nào thì Hoa Lục vượt trội kinh tế và quân sự để dùng vũ lực với Đài Loan.

Khi nói mèo đen mèo trắng không quan trọng, miễn bắt được chuột là lúc lãnh đạo CS Hoa Lục đã chấp nhận sự thất bại của chủ nghĩa CS, đồng hoá CS với TB khi so sánh mèo với mèo (về bản chất thì CNCS đối nghịch hoàn toàn với CNTB và phải so sánh mèo với rắn hoặc mèo với chó mới đúng). Nhờ đó mà dân chúng Hoa Lục được bung ra phát triển kinh tế tư nhân, đầu tư từ các vùng lãnh thổ khác do người Hoa quản lý đổ vào Hoa Lục giúp vùng lãnh thổ này phát triển mạnh thêm.

Màu sắc đen hay trắng của con “mèo” chỉ còn là trò mị dân, lợi ích giai cấp nhường chỗ cho lợi ích quốc gia, lãnh đạo CS Hoa Lục đã phải vật lộn để tạo lập vai trò nguyên thủ quốc gia - theo nguyên tắc tập trung và gắn với trách nhiệm cá nhân (Hồ Cẩm Đào kiêm giữ 3 chức chủ tịch). Thực chất là đang cố thoát khỏi văn minh làng xã như công trình của nhà nghiên cứu Trần Minh Thảo đã đăng trên diễn đàn này (tôi gọi như vậy để tỏ sự ngưỡng mộ với ông Thảo).

So sánh với chúng ta thì VN không có được điều kiện may mắn như TQ, HK, Đài Loan... cơ hội đó qua đi năm 75 khi CS Bắc Việt đã không cho VNCH một điều kiện nào, giả sử để lại 1 tỉnh hoặc 1 đảo nhỏ như Phú Quốc cho người của VNCH dung thân.

Tất nhiên mọi so sánh đều khập khiễng, tôi chỉ nhấn mạnh đến động lực của sự phát triển đó là mâu thuẫn giữa các mặt đối lập.

Khả năng VN có thể chấp nhận vài đảng phái của người Việt hải ngoại về nước, tôi thấy so sánh này không hiện thực ở chỗ CSVN không có nhu cầu và cũng không có khả năng giành giật quần chúng đa phần là công dân nước ngoài mà chính CSVN đã thiết lập quan hệ ngoại giao. Một đảng phái được cho là đủ khả năng để đối thoại với CSVN chỉ khi nào nó giành giật trực tiếp quần chúng ở trong nước, tức là đủ khả năng đe doạ gốc rễ quyền lực của CSVN.

Bình Minh, Hà NộiQua sự việc trên mới thấy tinh thần dân tộc của người Hoa rất cao, họ sẵn sàng bỏ qua thù hằn ý thức hệ, bỏ qua những xung khắc lịch sử để đại được thống nhất dân tộc.

Tôi đã gặp rất nhiều thanh niên Đài Loan ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng châu. Họ đến đấy lập nghiệp và làm việc cũng giống người Sài Gòn ra Hà Nội làm việc vậy. Nói chung là họ hòa nhập rất nhanh, bản thân họ cũng không nghĩ họ là người nước ngoài. Nhớ lại năm 1997, khi Hongkong trở về Trung Quốc, tôi có hỏi một người Singapore ý kiến về việc này, anh ta nói "dù sao thì người Trung quốc cũng tự giải quyết lấy công việc của mình".

Trông người lại nghĩ đến ta. Dân tộc Trung Hoa có tinh thần đoàn kết là vậy, người Việt chúng ta ra sao? Liệu người Việt chúng ta có vượt được qua những thù hằn quá khứ, liệu chúng ta có vượt qua được những mâu thuẫn ý thức hệ như người Trung Hoa đang làm?

Ba PhảiTheo một số tài liệu đáng tin cậy mà tôi còn nhớ thì vào cuối triều đại Mãn Thanh, Trung Hoa bị các cường quốc Tây phương xâm lấn, bị phân ra những tô giới kiểm soát bởi Anh, Pháp, Tây ban Nha, Bồ Đào Nha ... Sau khi đế chế nhà Thanh bị lật đổ, rồi bè nhóm cầm quyền của Viên thế Khải quá chuyên quyền cũng bị truất phế. Nhà cách mạng Tôn Văn được bầu lên làm tổng tài của Trung Hoa, kết thân với Mỹ, thì lúc đó Hồng Kông vẫn còn là nhượng địa của Anh, Macao vẫn còn là nhượng địa của Bồ đào Nha (cho đến 1997 mới hết hạn sang nhượng).

Tiếp theo là thế chiến 2, nền tự chủ của Trung Hoa lại bị quân phiệt Nhật trong phe trục với Đức, Ý, xâm chiếm. Phe của Tôn Văn và Tưởng Giới Thạch đã từng hợp tác với phe CS đối nghịch của Mao Trạch Đông để chống Nhật. Nhưng một bên thì chủ trương Tam dân chủ nghĩa, một bên chuyên chính vô sản, làm sao có thể sống chung, nên đuổi Nhật xong thì lại quay qua tranh giành thế lực, nội chiến Quốc Cộng bùng nổ trở lại. Vậy là cũng giống như VN từ 1945 trở về sau, Mao thì có Nga giúp, Tưởng thì có Mỹ ủng hộ.

Cuộc chiến giành dân lấn đất dựa trên ý thức hệ vô sản và tư bản chứ không cần, hoặc không thể viện lẽ chống Mỹ cứu nước như CSVN. Sau những năm gian nan vạn lý trường chinh, phe CSTQ nhờ nắm được xu thế thời đại lúc đó nên dân chúng hưởng ứng mạnh, đã dồn phe Quốc Dân Đảng ra khỏi lục địa Trung Hoa, chỉ còn lại đảo nhỏ Đài Loan để dung thân. Có lẽ khả năng không quân và hải quân của CSTQ thời 1949 còn rất hạn chế nên từ đó anh đại bàng Trung quốc tạm thời để yên anh chim chích Đài Loan thoi thóp hồi sinh, rồi mạnh ai nấy áp dụng chính thể, chính sách của mình.

Oái oăm thay Đài Loan tạo dựng bởi Quốc Dân Đảng và hai nhượng địa Hồng Kông, Macao bị đế quốc cai trị thì dân lại sống thoải mái trong thịnh vượng (hiện nay dân Đài Loan đầu tư hàng chục tỷ usd vào lục địa TQ). Còn CS Trung Quốc thì hết thi đua này, đến thi đua vượt chỉ tiêu khác chỉ đem lại sự thảm bại, dân chúng bị giam lỏng trong "bức màn sắt", sống "hữu nghị" với những anh em vô sản khác. Sau Khi Mao Trạch Đông qua đời, nhóm tứ nhân bang của vợ Mao là Giang Thanh bị hạ, thì khi đó Đặng Tử Bình mới có toàn quyền xét lại, linh động xoay vần chế độ, quan chức thay áo đại cán bằng áo dân sự, dân chúng thêm vào ba màu đỏ,xanh, đen với muôn màu vui tươi của đời sống, giúp hồi sinh cho một quốc gia cả tỷ dân, kịp đến khi CS trên thế giới "đổi đời" thì TQ thật sự không thua kém gì ....tiểu đảo quốc Đài Loan.

Cũng giống như VN, anh khổng lồ TQ rất trọng mặt mũi, lo sợ mất quyền lợi, không chịu nói với dân lời sám hối, mà còn tự cao tự đại với thành tích giúp dân "dễ thở" sau mấy chục năm ... làm cho dân ngộp thở. Cho nên TQ cũng chỉ hoà hợp hòa giải cái kiểu ngang ngược với tiểu đảo quốc Đài Loan là dụ dỗ gom về một mối, hứa cho cho một chút riêng tư, giống như Hồng Kông và Macao, rồi từ từ sẽ bày mưu tính kế sau này. Vì quyền lợi đảng phái mà nhân danh tổ quốc để đổ tội cho nhau thôi !

Theo tôi có lẽ người dân Đài Loan cũng không ai mặn mà cái chuyện phải tách ra với nguồn gốc quốc gia của mình, thế nhưng tự do, dân chủ, độc lập vẫn là điều không có gì quý hơn, thực tế hơn. Tôi hy vọng họ sẽ dằng dai sự tách biệt cho đến một ngày không xa thể chế của Đài Loan cũng sẽ là khuôn mẫu cho toàn Trung Quốc, người lãnh đạo là ai, đảng phái nào cũng là nhất thời, không quan trọng.

Công TâmViệc ly khai tự trị hay sát nhập thống nhất luôn là vấn đề thường xuyên của nhân loại, nhiều khi phải đến hàng chục năm trăm năm sau người ta mới tháy hết được bản chất thực của nó. Vấn đề Đài Loan cũng như như câu chuyện thống nhất của VN, cuối cùng thì người ta vẫn phải đật câu hỏi là : liệu sự thống nhất hay tự trị đó mang lại lợi ích thực tế như thế nào cho nhân dân ở đấy, cho một cộng đồng hòa hợp chung?

Nhân dân Đài Loan có quyền quyết định số phận của họ, họ phải biết sáng suốt và không được thờ ơ phó mặc số phận của mình, của con em mình cho một lực lượng chính trị nào cả. Quốc dân đảng TQ và CS TQ khác nhau và mâu thuẫn đến không thể thỏa hiệp.

QDĐ đã bị CS đánh cho chạy mất dép về Đài Loan, nay lại có chuyện ngồi với nhau thì chỉ có 2 lý do. 1-CS TQ đã thay đổi tông chỉ của CS, các nguyên lý của CS. 2-Thực sự QDĐ đã thất bại ở Đài Loan và họ đang mong tìm một hậu thuẫn ở lục địa.

Nếu CS TQ dám cho đa đảng và QDĐ công khai họat động một cách dân chủ tự do ở lục địa thì quả thực việc thống nhất Đài Loan sẽ mang màu sắc nội bộ của dân tộc TQ. Nhưng nếu CS TQ không công nhận các đảng phái khác mà chỉ có họ mới có qyền thống trị TQ thì QDĐ cũng chỉ là con bài bé nhỏ thôi. Nhân dân Đài Loan phải biết sáng suốt nhìn ra sự thực, ngày nào họ còn tự do thì họ chưa quí cái tự do mà họ đang có.

Bill, ĐứcTheo tôi,Tổng thống Trần Thủy Biển còn tại chức nguyên thủ quốc gia Đài Loan thì chủ trương hòa bình không để Trung Quốc dùng đạo luật chống ly khai mà đe dọa bằng vũ lực ở bờ eo biển Đài Loan có trên 600 quả phi đạn nhắm vào hướng Đài Loan. Chính vì thế mà ông Tổng Thống Trần Thủy Biển được sự ủng hộ của nhân dân cùng hô to khẩu hiệu, chung lòng đoàn kết“ bảo vệ Đài Loan được tổ chức biểu tình vào ngày 26.03.2005 tại Đài Bắc, khơi lên tâm quyết chống Trung quốc với những biểu ngữ trước nhà :“chống xâm lược,yêu hòa bình“.

Đài Loan có diện tích 36.000 km2 với 23 triệu dân, thu nhập người dân gần 14000 Đôla Mỹ,ngoại tệ dự trữ hơn 230 tỷ Đôla Mỹ, là nước có mậu dịch lớn thứ 15 trên thế giới. Đài Loan lúc nào cũng muốn độc lập vì tạo dựng nền kinh tế thành công rực rỡ mà được nhiều nước muốn học hỏi “Kinh nghiệm Đài Loan“.

Mặc dù chuyến đi Trung Quốc của chủ tịch Quốc dân đảng ông Liên Chiến sẽ tiến tới thỏa thuận hòa bình và xây dựng cơ chế tin cậy quân sự là muốn sáng tạo hai bờ eo biển Đài Loan cùng hưởng chung lợi ích, nhưng thật ra không phải là đơn giản một khi ý thức hệ Cộng Sản Trung quốc là chuyên chính vô sản, đấu tranh giai cấp, đàn áp còn ý thức hệ quốc gia Đài Loan là tư bản, tự do dân chủ và nhân quyền vì thế khó mà hòa hợp trên nền tảng vững chắc. Cho nên thương mại và kinh tế thì phát triển tốt đẹp cho cả đôi bên như chính trị còn phải đợi chờ theo thời gian.

Giống như trường hợp nhà nước Việt Nam và Người Việt ở Hải ngoại vậy, tuy VN có nhiều thay đổi để làm bạn các nước nhưng ý thức hệ Cộng Sản vẫn tồn tại làm. CSVN kêu gọi người Việt hải ngoại là xóa bỏ hận thù, hòa hợp dân tộc để xây dựng đất nước, thì người Việt hải ngoại cũng kêu gọi VN hãy từ bỏ ý thức hệ Cộng Sản sai lạc để xây dựng nền dân chủ tự do và nhân bản cho dân tộc.

Theo chiều hướng như Trung quốc mời ông Liên Chiến về Trung quốc thì nhà nước VN cũng nên mời các nhà chính trị VN ở Hải ngoại về Việt Nam để tham luận, may đâu có cơ hội tốt cho sự hòa hợp dân tộc.

Minh Đức, Orlando, Hoa KỳViệc Trung Quốc công nhận Quốc Dân Đảng có tính nguyên tắc hay chỉ là chiến thuật giai đoạn? Nếu như đảng CS Trung Quốc công nhận Quốc Dân Đảng là một đảng hợp pháp, có quyền họat động trên bất cứ chỗ nào trên lãnh thổ Trung Quốc thì đảng CS Trung Quốc sẽ phải công nhận các công dân Trung Quốc có quyền lập đảng, và sẽ có các đảng khác bên cạnh đảng CS Trung Quốc và Quốc Dân Đảng họat động.

Còn như đảng CS Trung Quốc chỉ cho Quốc Dân Đảng họat động ở Đài Loan mà thôi thì sự công nhận này chỉ có tính cách chiến thuật. Khi nào Đài Loan được sáp nhập trở về Trung Quốc thì Quốc Dân Đảng sẽ bị giải tán.

Theo tôi việc Trung Quốc công nhận Quốc Dân Đảng chỉ có tính cách chiến thuật, giai đọan, để làm phân hóa nội bộ Đài Loan, gây chia rẽ giữa Quốc Dân Đảng và đảng của người gốc Đài Loan. Sau khi Đài Loan sáp nhập vào Trung Quốc t! hì các ông Liên Chiến và tầng lớp lãnh đạo Quốc Dân Đảng sẽ bị xếp xó.

Tại Đài Loan, người dân có 2 cách nhìn khác nhau về quan hệ giữa Đài Loan và Trung Quốc. Quốc Dân Đảng là đảng của người từ lục địa ra đóng ở Đài Loan khi Tưởng Giới Thạch và Quốc Dân Đảng của ông bị Mao Trạch Đông đánh bại. Lập trường của Quốc Dân Đảng là sẽ tái chiếm lại lục địa vì thế họ xem Đài Loan là một phần của Trung Quốc chứ không phải là một nước độc lập với Trung Quốc để sau này họ có danh chính ngôn thuận khi đánh chiếm lục địa.

Khi xem Đài Loan là một phần của Trung Quốc thì Quốc Dân Đảng đánh lục địa là để thống nhất đất nước, còn nếu xem Đài Loan là một nước riêng thì sẽ bị mang tiếng là xâm lược. Ngày nay, Đài Loan không có hy vọng gì dùng quân sự để đánh chiếm lại lục địa, và chính quyền Trung Quốc lại dùng cái ý tưởng Đài Loan là một phần của Trung Quốc để ép Đài Loan sáp nhập trở lại Trung Quốc.

Trong khi đó thì những người gốc Đài Loan cho rằng Đài Loan là một nước độc lập. Họ nói là người ở lục địa chỉ ra chiếm đảo Đài Loan 400 trước đây mà thôi, còn trước đó thì Đài Loan là một quốc gia riêng, có văn hóa và tiếng nói khác với Trung Quốc. Phần lớn những người gốc Đài Loan đều cho rằng Đài Loan là một nước riêng biệt.

Nếu như Việt Nam đã bị Trung Quốc đô hộ 1000 năm mà ngày nay người Việt không cho nước mình là một tỉnh của Trung Quốc thì chẳng lẽ nào người Đài Loan bị đô hộ chỉ có 400 năm mà không được quyền giành lại độc lập? Nếu ngày nay Việt Nam ủng hộ luận điệu của Trung Quốc cho rằng Trung Quốc đã từng chiếm Đài Loan 400 năm thì Đài Loan phải thuộc về Trung Quốc thì sau này nếu Trung Quốc nói rằng Việt Nam đã là quận huyện của Trung Quốc trong vòng 1000 năm thì Việt Nam sẽ phải sáp nhập vào Trung Quốc làm sao người Việt trả lời được?

Thật sự là nhiều người Trung Quốc ngày nay vẫn còn cho rằng Việt Nam chỉ là một tỉnh phản loạn của Trung Quốc đòi tách ra độc lập. Đó là nhìn về mặt lý. Còn về mặt thực tế thì nếu Việt Nam chủ trương bênh vực cho Đài Loan độc lập thì sẽ làm mếch lòng Trung Quốc. Còn công nhận lý lẽ của Trung Quốc cho là Đài Loan chỉ là một tỉnh phản loạn của Trung Quốc thì có ngày Trung Quốc sẽ dùng luận điệu đó để áp dụng với Việt Nam.

Về việc lợi hại trong chính trị thì Đài Loan trở về Trung Quốc sẽ là một cái lợi to lớn cho Trung Quốc vì Trung Quốc sẽ có thêm một guồng máy kinh tế mạnh mẽ để làm cho Trung Quốc càng mạnh thêm. Trung Quốc càng mạnh thêm thì Việt Nam càng bị thất lợi. Vì thế điều mà người Việt nên mong muốn là việc Đài Loan sáp nhập trở lại Trung Quốc càng khó khăn cho Trung Quốc càng tốt, hai bên đánh nhau càng đổ vỡ, càng thiệt hại nhiều càng tốt. Như vậy, Trung Quốc sẽ bị chậm phát triển lại để Việt Nam nhân cơ hội đó mà đuổi kịp Trung Quốc, củng cố sức mạnh để chống lại sự đe dọa từ phương Bắc.

Mong muốn cho người ta đánh nhau vỡ đầu, chảy máu, chết chóc quả là không đạo đức tí nào cả. Nhưng trong chính trị, quyền lợi của đất nước là điều trên hết. Sinh mạng và sự an vui của đồng bào mình là điều trên hết.

Minh, HungaryTôi nghĩ việc đánh giá rằng " tình hình thay đổi rất nhiều giữa hai thể chế của người Trung Quốc " là hơi vội vàng. Tình thế buộc Đại lục và Quốc dân đảng tìm đến nhau mà thôi. Đại lục muốn Đài Loan về mới đất mẹ mà không phải nổ một phát súng nào. Trong khi đó, QDĐ muốn thì giành lại vai trò thống lĩnh ở ĐL từ tay đảng đối lập thân Mỹ.

Hãy cùng nhớ lại. Trong cuộc bầu cử ở Đài Loan mới đây, ông Liên Chiến đã suýt thắng ông Trần Thủy Biển nếu như phút cuối ông Trần đã không có sự thuận lợi từ cái mà người ta nghi ngờ là " khổ nhục kế " để tranh thủ phiếu cảm thông. Chính sách của hai đảng đối lập lớn nhất ở Đài Loan không có gì khác nhau nhiều ngoài việc ly khai hay không ly khai với đại lục. Trong thời gian cuộc bầu cử tổng thống diễn ra, một đợt trưng cầu dân ý về sự độc lập cho Đài Loan cũng được song song tiến hành ở xứ này. Cái lạ là dân xứ Đài đã nói "không" đối với ý tưởng ly khai khỏi đại lục ; nhưng lại ủng hộ ông Trần - một người chủ trương ly khai - lên làm tổng thống?

Câu trả lời cho nghịch lý đó chính là tâm trạng mâu thuẫn hiện nay của người Đài Loan. Một mặt họ không muốn tuyên bố độc lập vì sợ chiến tranh, vì họ theo chủ nghĩa dân tộc; mặt khác lại sợ nếu khi Đài Loan đã về với TQ thì nền dân chủ mà bấy lâu nay họ đã dựng xây và đang hưởng thụ sẽ ít nhiều bị đại lục kiềm tỏa.

Họ đã quan sát được những sự việc xảy ra trên đất HongKong. Mới đây trong chuyến thăm TQ của ông Liên Chiến, TBT kiêm Chủ tịch TQ Hồ Cẩm Đào đã tuyên bố sẽ giữ nguyên hiện trạng chính trị Đài Loan nếu xứ này về với đất mẹ. Tuyên bố của ông Hồ được đưa ra nhằm trấn an người Đài Loan về nỗi lo dân chủ. Chiêu bài này sẽ giúp QDĐ có cơ giành thắng lợi trong các cuộc bầu cử sắp tới. Họ muốn tranh thủ tối đa sự ủng hộ của những người theo chủ nghĩa dân tộc.

Cứ như là ông Liên Chiến nói : Nào các bạn , đừng ly khai, chúng ta là một dân tộc! Còn ông Hồ Cẩm Đào thì thêm vào: Về với chúng tôi đi, đừng lo gì cả, nền dân chủ của các bạn sẽ được giữ nguyên! Đài Loan là một trong các tiền đồn quan trọng nhất của Mỹ ở châu Á. Mỹ muốn giữ nguyên hiện trạng để tránh một cuộc chiến tranh có thể xảy ra. Khi Mỹ vẫn còn duy trì được một đảng cầm quyền ở Đài Loan thân với mình thì chạy đua vũ trang giữa đảo với đại lục sẽ luôn xảy ra.

Không ai khác ngoài Hoa Kỳ chính là người thu lợi thông qua việc bán cho Đài Loan nhiều giàn vũ khí tối tân để đối phó với TQ. Xem ra người Mỹ đã vận dụng rất thành công câu ngạn ngữ của chính người TQ : " Cò ngao tranh mồi , ngư ông đắc lợi". Có hai giải pháp để Đài Loan về với đại lục. Một bằng vũ lực, hai bằng giải pháp chính trị. Vũ lực là điều mà TQ không mong muốn. Nếu đánh ĐL, đôi bên cùng sứt đầu mẻ trán và chịu bao thiệt hại về mặt kinh tế. TQ muốn một ĐL nguyên vẹn hơn là muốn một ĐL tan hoang.

Giải pháp chính trị là điều mà bộ sậu của ông Hồ theo đuổi. Một đảng thân TQ sẽ lên nắm quyền tại Đài Loan. Ảnh hưởng của người Mỹ sẽ bị đẩy lùi dần ra khỏi lãnh thổ này. Một cuộc trưng cầu dân ý sẽ diễn ra với phần thắng thuộc về những người muốn ĐL về với đất mẹ. Người TQ có câu " quân tử trả thù 10 năm chưa muộn".

Đừng nói là 10 năm, mà dẫu có phải chờ 10 cuộc bầu cử thì người TQ vẫn sẽ kiên nhẫn. Tôi cho rằng , chỉ cần 1-2 cuộc bầu cử tới thôi, QDĐ sẽ thắng. Từ đây đến đó, người Mỹ sẽ phải động não nhiều.

Ẩn danhĐã có thời người Việt gốc Hoa sống tốt ở Việt Nam cả trăm năm. Miền bắc chơi với Trung Quốc, miền Nam thân với Đài Loan, HongKong. Đến thời "nạn kiều", người Việt gốc Hoa Trung Cộng hay Taiwan, HongKong đều bị đuổi chạy mất dép, đi lung tung khắp nơi trên thế giới. Rồi bây giờ người Hoa dù ở đâu cũng được ưu ái trở lại, được xây dựng cả một thành phố khổng lồ ngay tại Sài Gòn.

Quan hệ lâu đời giữa Việt Nam với Trung Quốc và Đài Loan, cho thấy vấn đề ở đây là tổng hòa những quan hệ dân tộc, kinh tế, chính trị riêng của người Trung Quốc và Đài Loan. Trong đó, áp lực tấn công nhằm thu hồi nằm về phía Trung Quốc. Là láng giềng, hãy thông cảm với hoàn cảnh và quyết định của người Đài Loan, những người đang bị sức ép nặng nề. Người Đài Loan đủ tri thức và sức mạnh kinh tế để có nguyện vọng độc lập của mình, không phụ thuộc bất cứ thế lực nào bên ngoài.

Người Đài Loan đang mong ước được trở thành công dân Trung Hoa Dân Quốc theo kiểu của Singapore. Mặc dù vậy, do lo ngại bị sát nhập Trung Quốc, nhiều người Đài Loan bị khủng hoảng tinh thần và cố xâydựng kế hoạch rút khỏi hòn đảo này như trước đây người HongKong đã làm. Không hễ cứ da vàng, tóc đen, nói tiếng Hoa thì đó phải là người Trung Quốc.

Không hễ cứ da trắng, tóc vàng, nói tiếng Anh thì đó phải là người Anh. Hãy để người Đài Loan quyết định số phận của mình.

Tuấn Khoa, HoustonTrung cộng lúc nào cũng muốn chiếm Đài Loan để thống nhất lãnh thổ, cũng như ngày xưa miền Bắc VN luôn xua quân vào miền Nam để thống nhất đất nước. Chúng ta sẽ mãi mãi không bao giờ thấy Đài Loan gửi quân qua đánh Trung cộng hay miền Nam VN đưa quân ra Bắc, hay Nam Hàn đánh Bắc Hàn cả.

Để làm chính danh cho cuộc chiến tranh thống nhất này, nhiều lý do được đưa ra để kích động tinh thần nhân dân và để trả lời với các nước trên thế giới. Miền Bắc VN đưa ra chiêu bài: chống Mỹ cứu nước. Đế quốc Mỹ lập nên chính phủ bù nhìn trong miền Nam với ý đồ xâm chiếm VN. Nhân dân miền Nam bị bóc lột, đàn áp dã man, không có tự do, dân chủ, sống trong nghèo đói nên lập nên Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam để vùng lên chống Mỹ.

Trung cộng không có được lý do “chống Mỹ” chính đáng này nên bao năm nay dùng lý do nếu Đài Loan tuyên bố độc lập sẽ tấn công tức thì. Đài Loan không tuyên bố độc lập thì Trung cộng phải dùng kế sách khác để tiến chiếm Đài Loan. Một trong cách hay nhất là thủ đoạn hứa hươu hứa vượn, ban đủ mọi chức tước cho những ai mà chỗ đứng trên chính trường đang lung lay nếu chịu thống nhất đất nước.

Quốc Dân đảng của ôg Liên Chiến đã dần mất thế lực và thất cử từ năm 2000 đến nay là một con bài tuyệt diệu nhất cho Trung cộng trong lúc này. Ông Liên Chiến chắc cũng sẽ được Trung cộng “hứa cho nhiều” trong chuyến đi này, cũng như họ đã từng hứa để Hồng Kông tự trị cả về kinh tế lẫn chính trị trước khi thâu hồi từ Anh quốc. “Hứa cho nhiều cũng vậy thôi, dân biết tin ai bây giờ?”

Chuyện thống nhất là chuyện muôn đời của dân tộc, tuy nhiên trước khi nói đến thống nhất cho Trung quốc, một câu hỏi nên nghĩ tới đó là đời sống của dân chúng Đài Loan có khá hơn về cả về hai mặt vật chất lẫn tinh thần như tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do phát biểu chính kiến, tự do hội họp, tổ chức hành đạo… như trước hay không? Dân Đài Loan nên thông minh nhớ cho rằng trước giờ chỉ có những người tỵ nạn cộng sản chứ chưa có ai tỵ nạn…tư bản hay tỵ nạn…đế quốc cả.

Yan Pei, TaipeiChắc bạn Trần Vinh (Việt Nam) thiếu thông tin cho nên không hiểu rõ nhiều về vấn đề Đài Loan và Trung Quốc. Chính phủ Mỹ và phương Tây xưa nay lúc nào cũng lên án Đài Loan khi họ có những hành động muốn độc lập và Mỹ từng xác nhận với Trung Quốc là Mỹ hoàn toàn ủng hộ một đất nước Trung Hoa duy nhất thôi và luôn chống lại sự muốn đôc lập của ĐL. Nếu Mỹ và phương Tây muốn Đài Loan độc lập, thì chuyện đó đã xảy ra từ lâu rồi, không cần phải đợi đến việc "kích động ly khai" như bạn nói, nếu bạn có t/g thì tìm đọc những tin tức có liên quan đến vấn đề nầy.

Trở lại vấn đề ĐL và TQ, tôi nghĩ TQ nên để yên cho người dân Đài Loan tự quyết số phận của họ. Nếu một đất nước co dân chủ và nhân quyền thì họ sẽ tôn trọng quyền tự quyết của người dân. Còn nói về việc sợ bị "kích động ly khai", thì chính phủ TQ quá coi thường nhân dân ĐL rồi vì không lẽ mấy chục triệu người dân ĐL không đủ sáng suốt để phân biệt ai phải ai trái sao mà phải đi nghe lời của ngoại bang?

Thường thì những kẻ độc tài luôn có những suy nghĩ là mình luôn đúng, ý kiến của mình cao siêu hơn ý kiến của người khác bất chấp sự thật như thế nào.

Trần Vinh, Việt NamTôi nghĩ rằng BBC đang cố tình gán cho các thế lực ly khai một cái gọi là "ý thức hệ". Thực ra hiện nay ở Đài Loan còn có một thế lực muốn ly khai khỏi Trung Quốc là vì các thế lực ngoại bang phương Tây kích động chia rẽ, nếu không có Mỹ kích động ly khai thì chẳng còn ai dám đòi ly khai ở Đài Loan (cũng giống như ở VN trước đây: khi Mỹ mất ý chí xâm lược VN, rút quân vô điều kiện khỏi VN thì các thế lực ly khai tại SG mất hết hy vọng và tan rã nhanh chóng vào năm 1975). Tôi không hiểu là tại sao hiện nay VN lại phải học TQ khi mà VN đã hoàn thành xong việc thống nhất đất nước, đánh bại tất cả mọi thế lực ngoại bang xâm lược và chia cắt đất nước (để xâm lược từng phần), khi mà VN đang phát triển rất nhanh chóng trên toà đất nước, khi mà không có một thế lực ngoại bang nào dám hy vọng chia cắt đất nước VN để hưởng lợi?

Người Phần Lan nghĩ gì về du học sinh Việt Nam?

Số lượng du học sinh Việt tại Phần Lan vẫn còn “khiêm tốn” so với những nước khác, vậy nên người dân bản địa vẫn còn ít cơ hội được tiếp xúc và tìm hiểu về con người Việt Nam.

Tuy số lượng du học sinh Việt Nam tại Phần Lan ngày càng tăng, đó vẫn là một con số nhỏ bé so với những nước khác như Pháp, Đức... Mặc dù vậy, người dân bản địa nơi đây vẫn có những ấn tượng ban đầu thú vị về du học sinh Phần Lan. Chúng ta hãy cùng điểm qua những ấn tượng đó là gì nhé!

“Học sinh châu Á nói chung và học sinh Việt Nam nói riêng đều rất thông minh và chăm chỉ học hành,” cô giáo Marja K. cho biết. “Họ thường đứng trong danh sách ưu tú của lớp với bảng điểm rất đẹp, tuy nhiên không phải ai cũng nhiệt tình tham gia phát biểu trong giờ học, cũng như các hoạt động ngoại khóa của trường và hội sinh viên”.

Học sinh, sinh viên rất thông minh và cần cù.

Host family - gia đình nuôi là một khái niệm khá mới mẻ với cả người dân Phần Lan và du học sinh Việt Nam. Khác với host family ở Mỹ hay các nước khác, du học sinh Việt không sống chung với người bản địa mà chỉ dành ra thời gian rảnh rỗi, cùng nhau trao đổi văn hóa, lối sống suy nghĩ, ẩm thực... Bà Merve L. rất tự hào mỗi lần giới thiệu về người bạn Việt Nam của mình: “Tôi và gia đình rất vui và tự hào khi có M. là người bạn giao lưu. Cô bé rất dễ mến và gần gũi, giới thiệu cho chúng tôi rất nhiều về cuộc sống, con người, văn hóa và ẩm thực Việt Nam”.

Du học sinh Việt Nam và gia đình nuôi người Phần Lan.

Anh bạn Ilpo M. chia sẻ “Du học sinh Việt tại Phần Lan quả thực rất thân thiện và hòa đồng. Bỏ qua những trở ngại và khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ hay lối sống, những người bạn Việt Nam của tôi đều là những người bạn đáng quý kể cả trong cuộc sống hàng ngày cũng như học tập. Tuy nhiên có một nhược điểm là không phải du học sinh Việt nào cũng biết cách làm việc nhóm cũng như chịu trách nhiệm tốt khi làm chung bài tập với những học sinh quốc tế khác”.

Du học Việt và bạn bè quốc tế tại Phần Lan.

Chúng ta rất may mắn khi những thế hệ trước đã để lại ấn tượng tốt đẹp với những người dân Phần Lan. Mỗi một lời nói, cử chỉ hay hành động của bản thân đều để lại một ấn tượng sâu đậm trong mắt người dân quốc tế, bởi vậy, chúng ta - thế hệ du học sinh hiện tại và tương lai - hãy cùng nhau cố gắng để luôn là gương mặt đại diện của đất nước ở nước bạn nhé!

Đêm Vọng Phục sinh vừa qua có bao nhiêu người lớn lãnh Phép Rửa tại các nhà thờ Việt Nam chúng ta? Tôi chưa tìm biết con số đích xác, nhưng trên mạng thì tôi chỉ mới nghe về vài địa điểm của Dòng Chúa Cứu Thế có cử hành Phép Rửa dịp này. Các anh chị em này được gọi là “tân tòng”, và tuần lễ Phục sinh này là giai đoạn ‘thần bí pháp’ (mystagogy) cho họ – trong đó họ được giúp để cảm nhận ý nghĩa của các bí tích khai tâm mà mình được trao ban… Nói nôm na, đức tin của họ còn non trẻ, mong manh, và cần được củng cố. Nhận thức và thực hành ‘thần bí pháp’ này của Giáo hội – từ thuở ban đầu và đã thành truyền thống – dường như hàm ý rằng: ước mong đức tin của người tân tòng (đạo mới) trở nên vững vàng như đức tin của các tín hữu cựu tòng (đạo gốc hay đạo dòng)!

Có lý! Nhưng chỉ có lý tương đối thôi! Gia đình tôi theo đạo từ đời các cụ cố nội ngoại, nay đã 125 năm, nhưng tôi không ước mong các anh chị em tân tòng hôm nay có đức tin giống như đức tin của người nhà mình hay của chính bản thân mình! Tôi biết nhiều người là tân tòng có đời sống đạo tuyệt vời… Mà nói cho cùng, tất cả các môn đệ nam nữ của Đức Giêsu thuở ban đầu ấy cũng đều là ‘tân tòng’ thôi. Cho đến khi Đức Giêsu chết và sống lại thì họ theo Người chưa được ba năm…

Quả thật, ‘cựu tòng’ nhiều khi cũng có điều bất lợi. Đó là khi người ta đóng kín và ‘chết nếp’ trong những cách hiểu đạo và sống đạo bất cập nào đó, trong những ‘truyền thống’ quen thuộc nào đó. Gần chùa gọi bụt bằng anh! Đó là khi người ta mất khả năng mở ra để biết ngạc nhiên và biết đón nhận điều mới mẻ. Tôi thường ước mong mình bớt ‘bị điều kiện hoá’, để có thể đọc câu chuyện của Đức Giêsu, gặp gỡ Người và rung cảm trước Người như thể lần đầu. Chắc chắn đó sẽ là một kinh nghiệm có sức khai trí và khai tâm nhiều lắm. Lần đầu, hay thuở ban đầu, là một kinh nghiệm khôn tả. Chúa đã không buồn trách Hội thánh Ê phê sô vì họ đã đánh mất “tình yêu thuở ban đầu” đó sao? Cần nhớ, Hội thánh này được nhìn nhận là rất kiên nhẫn, từng trải và dày dạn.

Hoá ra ‘tân tòng’ không hẳn là kém lợi thế hơn ‘cựu tòng’, thực tế có thể ngược lại. Anh chị em tân tòng hãy cảm ơn Chúa vì mình được cơ hội viết câu chuyện đức tin và tình yêu của mình trên trang giấy trắng. Một câu chuyện thật tuyệt vời đang mời gọi ngòi bút của anh chị em! Còn chúng ta, những tín hữu cựu tòng, vẫn còn cơ hội nếu biết khao khát làm mới lại đức tin và tình yêu ấy. Xin Chúa ban cho chúng ta “quả tim mới” và “thần khí mới”. Đây là thao thức mục vụ rất sâu xa của Đức Thánh cha Phan xi cô:

“Đức Ki tô đang sống! … Người mang sự tươi trẻ đến cho thế giới chúng ta, và mọi sự được Người chạm đến đều trở nên trẻ trung, mới mẻ, đầy tràn sức sống… Dù các con đi lạc xa đến đâu, Người là Đấng Phục Sinh vẫn luôn ở đó … chờ mong các con trở về với Người và bắt đầu lại mọi sự” (Christus Vivit, 1-2).

Đây cũng là cảm hứng và tầm nhìn của Phong trào linh đạo “Con Đường Tân Dự Tòng”, nhằm giúp cho mọi người sống kinh nghiệm TÂN TÒNG của mình! Bởi tình yêu đích thực thì luôn mới mẻ.

TP - Nhân dịp kỷ niệm 66 năm thành lập báo Tiền Phong, một số bạn trẻ đã có những chia sẻ cũng như kỳ vọng về tờ báo.

Diễn đàn thân thiết của người trẻ

Tôi từng là nhân vật, là một người trẻ có cơ hội được nêu quan điểm, ý kiến của mình trong một số chuyên mục của báo Tiền Phong. Bản thân tôi luôn tin tưởng và chọn đọc những bài viết của báo vì sự uy tín, chất lượng, có nhiều góc nhìn hay và mang nhiều hơi hướng cuộc sống hiện đại. Là một cán bộ Đoàn, những thông tin của báo Tiền Phong đã mang lại cho tôi rất nhiều điều bổ ích và phục vụ nhiều trong quá trình công tác.

Tôi đặc biệt thích chuyên mục “Giới trẻ” của báo với những bài viết sát sao về đời sống giới trẻ, ghi nhận những hoạt động ý nghĩa của tuổi trẻ cả nước. Đây là diễn đàn để bạn trẻ nêu quan điểm, ý kiến của mình về những vấn đề của đời sống xã hội, đồng hành cùng nhịp sống hiện đại; tuyên truyền, lan tỏa những tài năng trẻ, những tấm gương sáng trong học tập, lao động và tiếp cận giới trẻ trên cộng đồng mạng.

Nhân kỷ niệm 66 năm ngày ra số báo đầu tiên của báo Tiền Phong xin chúc Ban Biên tập và các anh chị phóng viên nhiều sức khỏe, tiếp tục sự nghiệp là “chiến sĩ cách mạng trên mặt trận chính trị, tư tưởng” với bản lĩnh chính trị vững vàng, thực hiện tốt nhiệm cụ của Đảng và Đoàn giao phó.

(Lê Thanh Bình, Phó Bí thư Đoàn, Phó Chủ tịch Hội Sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia Phân viện tại TPHCM)

Tình yêu lớn dành cho Tiền Phong

Là một độc giả theo dõi báo Tiền Phong từ khi còn là học sinh cấp ba, tình yêu của tôi dành cho tờ báo lớn lên mỗi ngày. Tôi thấy Tiền Phong lớn mạnh hơn từng ngày, ngày càng gần gũi và theo sát đời sống. Nhiều chuyên trang, chuyên mục dành cho giới trẻ có văn phong trong sáng, hiện đại hấp dẫn bạn trẻ. Báo giấy Tiền Phong đã có nhiều cải tiến khi mở các chuyên đề đi sâu vào phân tích, đánh giá đa chiều các sự kiện, vấn đề; mang đến góc nhìn đa dạng, đa chiều cho người đọc.

Báo Tiền Phong từ xưa đến nay đã thực sự trở thành tờ báo uy tín, đúng với cái tên “Tiền Phong” - thực sự là một trong những tờ báo đứng trong hàng ngũ tiên phong của báo chí cách mạng Việt Nam nói chung và báo dành cho thế hệ trẻ nói riêng.

(Nguyễn Mai Anh, cán bộ Ban Tuyên giáo Thành Đoàn Hà Nội)

Tâm trong sáng, luôn tôn trọng độc giả

Tiền Phong - cái tên quá đỗi quen thuộc với những người làm công tác Đoàn - Hội chúng tôi. Không chỉ đơn thuần là một tờ báo cập nhật những thông tin nóng bỏng trong xã hội, Tiền Phong còn là nơi cung cấp những kiến thức, tin tức thuộc mọi lĩnh vực, từ xã hội - kinh tế đến sức khỏe - pháp luật, văn hóa - giáo dục, giải trí,... cho người trẻ.

Không giật tít câu view hay dùng những chiêu trò rẻ tiền, tôi cảm nhận được rằng, ở Tiền Phong mỗi người làm báo đều mang trong mình một cái tâm trong sáng và luôn tôn trọng độc giả của mình. Đây là một kênh thông tin yêu thích của cán bộ Đoàn - Hội vì không chỉ đọc báo, chúng tôi còn được chia sẻ, đưa ra quan điểm cá nhân của mình đối với những vấn đề xã hội quan tâm. Đây cũng là nơi chúng tôi được củng cố thêm niềm tin, thêm tin yêu vào tổ chức qua những bài báo chân thật và đầy cảm xúc.Cùng với nhiệm vụ tuyên truyền, báo đã đi đầu trong việc đấu tranh, chống các hiện tượng tiêu cực trong xã hội, bảo vệ lẽ phải, bảo vệ quyền lợi chính đáng của đoàn viên thanh niên.

Tôi mong rằng Tiền Phong sẽ luôn là một người bạn thân thiết đồng hành cùng đoàn viên thanh niên nói riêng và nhân dân nói chung, luôn mang đến những thông tin bổ ích, thiết thực đến gần với người trẻ. Với những đóng góp và thành tựu trên chặng đường 66 năm qua, Tiền Phong xứng đáng với tên gọi là tờ báo của Đoàn thanh niên, của tuổi trẻ cả nước.

(Nguyễn Ngọc Uyên Vy, Chủ tịch Hội Sinh viên ĐH Bình Dương)

Đồng hành với bộ đội, đồng bào biên giới

Tiền Phong đã luôn khẳng định là người bạn người trẻ nói chung và những người chiến sĩ nói riêng trên khắp mọi miền Tổ quốc. Qua những thông tin trên trang Giới trẻ, Người lính báo in và báo điện tử, Tiền Phong đã cung cấp nhiều câu chuyện, góc nhìn riêng, sinh động về cuộc sống trong và ngoài quân ngũ; những gương sáng trong học tập, nghiên cứu khoa học, khởi nghiệp hay những thủ lĩnh Đoàn, Hội... Qua đó, trở thành “món ăn tinh thần” hấp dẫn với những người lính chúng tôi.

Tiền Phong không chỉ có những hoạt động sau mặt báo (đã trở thành thương hiệu như: Hoa hậu Việt Nam, Chủ nhật Đỏ, Việt dã Marathon, Siêu cúp Quốc gia...), mà còn luôn có những chương trình hướng đến đồng bào khó khăn, đồng bào ở vùng sâu vùng xa mỗi dịp Tết đến xuân về, mỗi khi thiên tai lũ lụt.

(Trung úy Vàng Lao Lừ, Biên phòng Sơn La - Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng 2018)

Cầu nối người Việt trẻ ở nước ngoài

Từ những số báo đầu tiên đến nay, Tiền Phong đã khẳng định là tờ báo chính trị xã hội uy tín, chất lượng; luôn đồng hành với thế hệ thanh niên Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử dân tộc, trong đó có lớp trẻ thời kỳ hội nhập, quốc tế hóa chúng tôi hiện nay.

Qua nhiều chuyên mục, tuyến bài và chuyên đề, Tiền Phong đã trở thành diễn đàn sôi nổi, tích cực động viên tuổi trẻ cả nước.

Là một lưu học sinh ở nước ngoài, tôi có kỳ vọng và tin tưởng, Tiền Phong sẽ luôn tiếp tục là lá cờ đầu trong công tác tuyên truyền đối với thanh niên; đồng hành trong các hoạt động như khởi nghiệp, hướng nghiệp, định hướng tư tưởng... Tiền Phong tiếp tục là cầu nối thông tin, liên kết giữa các tổ chức Đoàn, Hội Sinh viên Việt Nam ở nước ngoài với các tổ chức trong nước. Qua đó tăng cường thúc đẩy sự gắn kết bền vững về tư tưởng cho các công dân Việt Nam đang học tập và sinh sống tại nước ngoài.

(Nguyễn Xuân Hoàn - Phó Bí thư Ban Cán sự Đoàn tại LB Nga, Nghiên cứu sinh ĐH Nghiên cứu Công nghệ Quốc gia MISiS)

Nhiều hoạt động giàu ý nghĩa nhân văn

Với H’hen Niê, Tiền Phong luôn là tờ báo giàu tuyền thống, uy tín và thông tin phong phú, chất lượng; giữ vị trí cao trong lòng người đọc. Tiền Phong đã có nhiều sáng kiến và phối hợp tổ chức các hoạt động hướng đến cộng đồng xã hội uy tín như: Ngày hội hiến máu Chủ nhật Đỏ; tri ân các cựu thanh niên xung phong, thương bệnh binh tại các trung tâm trên cả nước; học bổng cho học sinh nghèo... H’hen nghĩ, các hoạt động này rất nhân văn và cần được lan tỏa hơn nữa.

(Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam H’hen Niê - Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2018)

Việt Nam chi 17.400 tỷ đồng nhập rau quả Trung Quốc trong 9 tháng, tăng hơn 24% so với cùng kỳ 2023, chúng được bán khắp các chợ truyền thống và siêu thị.

Trung Quốc liên tục là thị trường cung cấp rau quả lớn nhất cho Việt Nam trong nhiều năm qua. Năm 2020, thị phần rau quả nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm khoảng 30%, đến năm 2023 đã tăng lên 37% và nay đạt 42%.

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, 9 tháng đầu năm, các doanh nghiệp Việt Nam đã chi 697 triệu USD (tương đương 17.400 tỷ đồng) để nhập khẩu rau quả từ Trung Quốc, chủ yếu là trái cây tươi. So với cùng kỳ năm trước, nhập khẩu rau quả từ Trung Quốc tăng 24,2%.

Ghi nhận từ VnExpress cho thấy trước đây, rau quả Trung Quốc chủ yếu được bán ở chợ, nhưng hiện đã xuất hiện phổ biến tại các siêu thị và cửa hàng cao cấp. Tại Farmers Market, MM Mega và Co.opmart, nhiều sản phẩm từ Trung Quốc như táo, nho cùng các loại rau củ như tỏi, hành tây, khoai tây, cà rốt được bày bán. Sản phẩm Trung Quốc thường có giá thấp hơn 10-30% so với các mặt hàng nhập khẩu khác.

Táo và hồng giòn Trung Quốc được bán tại siêu thị Co.opmart trên đường Quang Trung, quận Gò Vấp, TP HCM. Ảnh: Thi Hà

Tại các cửa hàng trái cây cao cấp, nhiều loại trái cây Trung Quốc được niêm yết với giá hấp dẫn, chẳng hạn hồng táo Vip 90.000-120.000 đồng một kg, nho sữa 90.000-110.000 đồng một kg, và táo cherry 100.000-120.000 đồng một kg. Theo bà Hồng Loan, chủ cửa hàng, những sản phẩm này đều được nhập khẩu chính ngạch, đóng hộp và có tem nhãn đầy đủ, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Bà cũng cho biết táo cherry chính ngạch thường được đóng gói theo quy chuẩn và có giá cao hơn so với hàng bán ở chợ truyền thống.

Ông Võ Thanh Lộc, đồng sáng lập Farmers' Market, chia sẻ rằng trước đây công ty chủ yếu nhập khẩu trái cây từ Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ. Tuy nhiên, với sự đa dạng và mẫu mã đẹp mắt của sản phẩm Trung Quốc, cùng với sự ưa chuộng từ người tiêu dùng Việt Nam, công ty đã thêm vào danh mục sản phẩm các loại trái cây từ Trung Quốc.

Ông Lộc cũng nhận định rằng, sản phẩm Trung Quốc có giá hấp dẫn hơn so với nhiều quốc gia khác và chất lượng đã được cải thiện đáng kể.

Hồng táo được nhập về chợ đầu mối nông sản Thủ Đức (TP HCM). Ảnh: Linh Đan

Theo thống kê từ Công ty Quản lý và Kinh doanh chợ nông sản Thủ Đức, từ đầu năm đến nay, có 88.411 tấn rau củ và trái cây Trung Quốc được nhập về chợ, trong đó rau quả chiếm 34.150 tấn, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân mỗi ngày có khoảng 327 tấn rau củ, trái cây Trung Quốc được tiêu thụ tại TP HCM và các tỉnh lân cận.

Đại diện công ty quản lý chợ cho biết, nông sản Trung Quốc nhập về chợ chủ yếu là hàng chính ngạch và theo mùa. Năm nay, lượng trái cây về chợ giảm do nhiều thương nhân nhập khẩu và phân phối trực tiếp cho các tiểu thương mà không qua chợ. Ngoài ra, sự gia tăng của các hoạt động buôn bán tự phát cũng ảnh hưởng đến lượng hàng nhập về chợ.

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, cho biết Trung Quốc đã tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm không chỉ với hàng nhập khẩu mà còn với hàng nội địa. Hàng hoá của họ đều được kiểm soát mã vùng trồng và đóng gói. Điều này đã giúp cải thiện chất lượng và an toàn của sản phẩm.

Theo ông Nguyên, Trung Quốc cũng cải tiến giống cây trồng và giảm chi phí vận chuyển nhờ tận dụng xe rỗng khi xuất khẩu trái cây sang Việt Nam, giúp sản phẩm của họ cạnh tranh tốt hơn. Bên cạnh đó, thuế nhập khẩu giữa Trung Quốc và ASEAN đã về mức 0%, làm tăng thêm lợi thế cho hàng Trung Quốc tại Việt Nam.

Hiện nay có rất nhiều người đang muốn mua xe từ Trung Quốc về Việt Nam, mà không biết có nên mua hay không. Ở bài viết này Phương Khang Logistics sẽ giải đáp những lợi ích khi mua xe từ Trung Quốc và dịch vụ nhập hàng Trung Quốc.